28.1
Trong ống Cu-lít-giơ, để tạo một chùm tia \(X,\) ta cho một chùm êlectron nhanh bắn vào
A. một vật rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn.
B. một chất rắn, có nguyên tử lượng bất kì.
C. một chất rắn, hoặc một chất lỏng có nguyên tử lượng lớn.
D. một chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bất kì.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết cách tạo tia X
Lời giải chi tiết:
Trong ống Cu-lít-giơ, để tạo một chùm tia \(X,\) ta cho một chùm êlectron nhanh bắn vào một vật rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn.
Chọn A
28.2
Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia \(X,\) người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia \(X\)?
A. Khả năng đâm Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia \(X,\) người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia \(X\)?xuyên.
B. Làm đen kính ảnh.
C. Làm phát quang một số chất.
D. Hủy diệt tế bào.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về đặc điểm tia X
Lời giải chi tiết:
Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia \(X,\) người ta phải hết sức tránh tác dụng hủy diệt tế bào của tia \(X\)
Chọn D
28.3
Tia Rơn-ghen có
A. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
B. cùng bản chất với sóng âm.
C. điện tích âm.
D. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tia Rơn-ghen
Lời giải chi tiết:
Tia Rơn-ghen có cùng bản chất với sóng điện từ, không cùng bản chất với sóng âm
Tia Rơn-ghen có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia hồng ngoại, không mang điện tích
Chọn A
28.4
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về thang sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
Thứ tự bước sóng giảm dần là: tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
Chọn C