28.5
Khi nói về tia \(\gamma ,\) phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia \(\gamma \)không phải là sóng điện từ.
B. Tia \(\gamma \) không mang điện.
C. Tia \(\gamma \) có tần số lớn hơn tần số của tia \(X.\)
D. Tia \(\gamma \) có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia \(X.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tia \(\gamma \)và \(X.\)
Lời giải chi tiết:
A – sai vì: Tia \(\gamma \) là sóng điện từ
Chọn A
28.6
Tia Rơn-ghen (tia \(X\)) có
A. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
B. cùng bản chất với sóng âm.
C. điện tích âm, nên nó không bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. cùng bản chất với tia tử ngoại.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tia Rơn-ghen.
Lời giải chi tiết:
Tia Rơn-ghen (tia \(X\)) có cùng bản chất với tia tử ngoại.
Chọn D
28.7
Chỉ ra phát biểu sai.
Người ta sử dụng tia \(X\) để
A. chụp ảnh nội tạng (dạ dày, phổi...).
B. tiệt trùng trong nước máy.
C. chữa bệnh còi xương.
D. dò khuyết tật bên trong các vật đúc.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tác dụng tia \(X\).
Lời giải chi tiết:
Người ta sử dụng tia \(X\) để
+ Chụp ảnh nội tạng (dạ dày, phổi...).
+ Tiệt trùng trong nước máy.
+ Dò khuyết tật bên trong các vật đúc.
Chọn C