Thực hành 1
a) Lấy ba ví dụ về tập hợp và chỉ ra một số phần tử của chúng.
b) Với mỗi tập hợp N,Z,Q,R, hãy sử dụng kí hiệu ∈ và ∉để chỉ ra hai phần tử thuộc hai phần tử không thuộc tập hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a) A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5, khi đó 0∈A,2∈A,3∈A.
B là tập hợp các nghiệm thực của phương trình x2−3x+2=0, khi đó 1∈B,2∈B.
C là tập hợp các thứ trong tuần, khi đó chủ nhật ∈C, thứ năm ∈C.
b)
0∈N,2∈N,−5∉N,23∉N.0∈Z,−5∈Z,23∉Z,√2∉Z.0∈Q,23∈Q,√2∉Q,π∉Q.23∈R,√2∈R,e∉R,π∉R.
Thực hành 2
Viết tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:
a) Tập hợp A các ước của 24
b) Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1113305;
c) C={n∈N|n là bội của 5 và n≤30}
d) D={x∈R|x2−2x+3=0}
Lời giải chi tiết:
a) Số 24 có các ước là: −24;−12;−8;−6;−4;−3;−2;−1;1;2;3;4;6;8;12;24. Do đó A={−24;−12;−8;−6;−4;−3;−2;−1;1;2;3;4;6;8;12;24}, n(A)=16.
b) Số 1113305 gồm các chữ số: 1;3;0;5. Do đó B={1;3;0;5}, n(B)=4.
c) Các số tự nhiên là bội của 5 và không vượt quá 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30. Do đó C={0;5;10;15;20;25;30}, n(C)=7.
d) Phương trình x2−2x+3=0 vô nghiệm, do đó D=∅, n(D)=0.
Thực hành 3
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử:
a) A={1;3;5;...;15}
b) B={0;5;10;.15;20;...}
c) Tập hợp C các nghiệm của bất phương trình 2x+5>0.
Lời giải chi tiết:
a) A={x∈N|x là số lẻ nhỏ hơn 16}.
b) B={x∈N|x là bội của 5}.
c) C={x|2x+5>0}.