Tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập
Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật là tầm thường cũ rích, nhưng vẫn rất mới. Vì mục đích ý nghĩa của sự học đối với mỗi con người, mỗi thời đại và xã hội.
“Học để làm người” có kẻ lại cãi rằng: Vậy không học thì không làm người được sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng; ông Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, có nhiều nhà đại chính trị. Ớ nhà phát minh không được đào tạo bài bản mà vẫn thành tài đó sao? Ớ trên đời biết bao nhiêu người vào trường nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm nghìn bộ sách, miệng nói ra ràng là chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư cách làm người nữa. Thế thì câu nói "học để làm người" không phải là không đúng hay sao?
Trước phải hiểu "học làm người" không phải như người mình thường gọi là "đi học”. Theo lối thông thường người ôm sách tới trường, có thầy dạy, có thi đỗ, mới gọi là học. Học làm người cần hiểu rộng ra. Đó có thể là đi học, có thể tự học... từ trong sách vở, từ trong trường đời để một cá nhân nào đó lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng, văn hóa... Từ đó có khả năng làm việc, hòa nhập, sống và ứng xử có nhân cách...
Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta ở vậy. Bao nhiêu sự khôn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó, "học làm người" không phải chuyện dễ.
Tuy trong cái trường học mông mênh kia, trắng vàng chen lẫn, sự lành sự ác, điều dở điều hay đủ cả; nên ai đã đem thân theo học ở cái trường ấy thì cần phải có cặp mắt biết quan sát và cái não biết phán đoán để lựa những chuyện đáng làm theo, cùng những chuyện đáng chữa cãi.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Có người quan niệm: “Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai, không muốn mang tiếng hư vinh thì cần phải "học để làm người"; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy”.
Một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu. Thật là não nề!! Không biết từ khi nào mà mình lại suy nghĩ rất nhiều về việc học, là tương lai của mình, không biết đó là do mình đã trưởng thành hơn hay là do tác động từ bên ngoài, mình suy nghĩ rất nhiều về việc mình sẽ đi theo ngành CNTT nhưng mình vẫn còn rất nhiều phân vân, vì theo cái nghề đó là cả 1 vấn đề có thể là rất khó với mình bởi mình rất làm lười biếng nhưng mình lại không muốn tương lai đen tối nên mình xin mẹ đi học thêm ba môn Toán, Lý, Hóa đó là ba môn có thể giúp ước mơ mình thành sự thật. Tuy vậy, nó chỉ là 10% thôi còn lại là mình phải tự học mới có thể bước vào con đường của một IT. Nhưng thật sự thất vọng ngay cả khi mình muốn đi học mình muốn thật sự thay đổi dù đó chỉ là 1 ít cho tận đáy lòng mình mà Mẹ mình lại không cho đã vậy còn nói này nói nọ, có lẽ chuyện học của mình chỉ là vậy thôi sao mỗi khi muốn cố gắng thì lại lấy đi cái hy vọng đó, không lẽ cuộc đời mình sẽ không bao giờ thay đổi trong học tập, và giờ mình chỉ biết chờ đợi dù mình không muốn nhưng mình thật sự rất thất vọng về Bản Thân của mình”
Nếu bạn đã từng đọc “Oxford thương yêu” bạn sẽ nhận ra một điều “sự học” của người Việt Nam bị đánh giá thấp, phiến diện trong cái nhìn của bạn bè quốc tế. Họ cho rằng đất nước Việt Nam có nền giáo dục chưa phát triển, người Việt được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả. Đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà. Người Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệu quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được học cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Một điều nhức nhối là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình, con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái 4000 năm văn hiến ra để tự hào vái nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không còn là lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là làm sao để chúng ta có trình độ, văn hóa thật sự, để thích ứng, bắt nhịp được với sự phát triển của thế giới.
Sinh viên Việt đi du học có tiếp nhận làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con sô vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Vấn đề là cần phải đem cái tác phong ấy đến cho tất cả người Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới có được đáp số chính xác.