Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng gắn bó với người nông dân lao động Việt Nam.
Nam Cao là người có tâm có tài với nghề viết văn, ông luôn tâm niệm rằng văn chương là sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là người thợ giỏi đẽo tạc làm giống như người khác là sẽ thành công. Mà văn chương cần phải biết sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi.
Trong tác phẩm “Đôi mắt” của mình đã thể hiện quan điểm nhân sinh của tác giả. Nó như một bản tuyên ngôn độc lập của chính tác giả và những người làm nghệ thuật chân chính trước thời cuộc. Trước cuộc chiến tranh đang trong giai đoạn cam go thử thách.
Nhan đề của truyện ngắn “Đôi mắt ” đã nói lên phần nào ý nghĩa của tác phẩm. Truyện ngắn kể về hai nhà văn Độ và Hoàng, trong đó nổi bật lên là nhân vật Hoàng một nhà văn mà bị tất cả các bạn đồng nghiệp xa lánh bởi thói chơi xấu của mình, anh thường ngứa mắt với những ai hơn mình, ghen tị khi họ được tung hô, nên tìm cách hãm hại cho bõ ghét.
Có lẽ vì xấu tính như thế nên Hoàng không có bạn thân, cũng chẳng có người nào thật sự tốt với Hoàng bên cạnh Hoàng để nói thẳng cho anh này những điều hay lẽ phải.
Trong bối cảnh đất nước đang lâm nguy nhiều người còn đói khổ, khó khăn thì Hoàng lại sống xa hoa vô cùng, vẫn nuôi chó béc giê, dùng màn tuyn trắng, uống trà hoa cúc, ăn mía lùi…Cuộc sống của Hoàng rất tách biệt với những người dân nghèo khổ ngoài kia.
Hoàng giống như lớp tri thức chưa hề biến đổi mình theo thời cuộc chưa thích nghi với cuộc sống mới của đất nước. Tuy là một nhà văn nhưng Hoàng lại không nổi tiếng trong những tác phẩm văn chương mà nổi lên vì là tay chợ đen tài tình.
Nhờ tài buôn bán ở chợ đen mà Hoàng có tiền dù đi tản cư vùng kinh tế mới, sống xa thủ đô tráng lệ nhưng Hoàng vẫn không hòa mình vào quần chúng nhân dân mà sống tách biệt ít tiếp xúc ra bên ngoài. Sống cuộc sống hưởng thụ sống chết mặc bay một mình ta sướng.
Ngôi nhà Hoàng ở lúc nào cũng kín cổng cao tường, không tiếp xúc với bên ngoài vì sợ bị nhờ vả, làm phiền cuộc sống thanh lịch nho nhã hưởng thụ của mình.
Bên ngoài Hoàng hiện lên béo tốt, bệ vệ với những ngón tay to múp míp, thô thiển chẳng có vẻ gì là bàn tay của người cầm bút viết lách, con người Hoàng cũng không có vẻ thư sinh nho nhã mà được phác họa lên là người khệnh khạng, mặt béo tốt phì nộn, thô kệch…
Kháng chiến nổ ra, Hoàng đưa vợ con đi khỏi Hà Nội tản cư xuống vùng quê tản cư nhưng không quên được cuộc sống vẫn sa hoa, theo kiểu địa chủ ngày xưa.
Hoàng theo chủ nghĩa cá nhân nên không bao giờ nhìn ra ưu điểm của những con người nông dân chân chất, thật thà anh ta tỏ ra khó chịu khi những người cán bộ địa phương hỏi vợ anh ta là con gái mà không có thị. Hoàng tỏ vẻ giễu cợt kháng chiến không có khả năng thành công, vì đối thủ của nước ta là vô cùng lớn mạnh, hiện đại vũ khí tối tân.
Hoàng đề cao cái tôi cá nhân, cho nên Hoàng cũng không tham gia bất kỳ hoạt động cách mạng nào mà chỉ sống với suy nghĩ tư tưởng của riêng mình.
Một kẻ chỉ biết hưởng thụ chăn ấm đệm êm cho riêng cá nhân mình trong khi biết bao người dân đồng bào mình đang đói khổ, cơ hàn. Cuộc chiến của dân tộc đang tới thời kỳ cam go gay cấn cần sự chung tay của tất cả mọi người.
Đôi mắt của Nam Cao đã thành công khi khắc họa nhân vật Hoàng và Độ thể hiện cho hai quan niệm sống trái ngược hai thái độ nhân sinh quan khác nhau trước cuộc kháng chiến của đất nước dân tộc.