Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo hay nhất (5 dàn ý mẫu)

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo hay nhất – Dàn ý mẫu số 1

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lí mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

2. Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

3. Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

    + Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

    + Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

4. Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

    + Hỗn láo với thầy cô

    + Bày trò chọc phá thầy cô

    + Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng

⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

5. Liên hệ bản thân

- Điều tuyệt với nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

- Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo – Dàn ý mẫu số 2

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Có thể dẫn từ những câu ca dao, câu thơ có liên quan đến người thầy.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

* Giải thích "Tôn sư trọng đạo"

- "tôn sư": Tôn trọng, yêu kính người dạy dỗ mình.

- "trọng đạo": Coi trọng sự hiểu biết, truyền thống văn hóa của dân tộc, đạo đức làm người.

=>Tôn sư trọng đạo: Kính trọng, biết ơn người dạy dỗ mình; coi trọng sự hiểu biết, đạo đức, đạo lí làm người. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

* Vì sao chúng ta phải "tôn sư trọng đạo"?

- Trước hết, vì đó là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc, đã được giữ gìn, phát huy qua bao thế hệ người dân Việt Nam.

- Tiếp đến, cần kính trọng, ghi nhớ công ơn của các thầy cô vì:

+ Họ là người đã truyền dạy tri thức cho chúng ta; dìu dắt, hướng dẫn ta trên con đường học vấn.

+ Họ không chỉ dạy ta kiến thức mà còn định hướng cho chúng ta, dạy ta cách sống, cách làm người.

* Nêu các biểu hiện của Tôn sư trọng đạo: Lấy những tấm gương trong lịch sử, trong thực tế (mà em biết).

- Trong xã hội cũ

- Trong xã hội hiện đại

=> Tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?

* Mở rộng, nâng cao vấn đề

- Bên cạnh những biểu hiện tích cực, xã hội còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực của một bộ phận người chưa nhận thức đúng đắn vấn đề.

- Liên hệ bản thân: Cần làm gì để thể hiện sự tôn kính đối với thầy cô và văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc?

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với vấn đề.

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo – Dàn ý mẫu số 3

I. Mở bài.

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

"Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:

"Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.

"Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.

Vì thế dân gian lại có câu:

"Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.

Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".

Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.

Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.

b. Chứng minh.

Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.

Bằng những hiểu biết về vấn đề này:

Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.

Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...

Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

c. Bình luận.

Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".

Bài học bản thân.

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo – Dàn ý mẫu số 4

1. Mở bài

- Từ xa xưa đã có câu ca: Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Hoặc thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

- "Tôn sư trọng đạo" là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Giải thích từ ngữ:

+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ) là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người) là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

- Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy và đồng thời phải biết chăm lo học hành, giữ cái đạo của thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm cho thầy vẻ vang.

b) Bàn luận

(1) Vì sao phải Tôn sư trọng đạo

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

+ Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào: Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn; Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội.

+ Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Nhân dân ta “trọng đạo” chính là trọng cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kĩ sư tâm hồn”.

- Nghề dạy học gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia”; nay, ta lại khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” – những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.

(2) Biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo

- Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp đã có từ nghìn năm. Truyền thống đó ngày nay đang được chúng ta tiếp nối, bổ sung và phát triển.

+ Nhân dân ta rất coi trọng việc học hành. Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và đặt vào vị trí cao nhất. Trên khắp đất nước, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người.

+ Ngày nay, truyền thống đó được bổ sung và phát huy: Đảng và nhà nước ta có những chính sách tích cực để khuyến khích giáo dục. Giáo dục dần được xã hội hoá. Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng với tư cách là người chở đò cho thế hệ tương lai.

- Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng người” cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.

(3) Mở rộng, phản đề

- Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Trước thực trạng đó, quan niệm tôn sư trọng đạo cần được phát huy và bổ sung ý nghĩa: phải trả quan hệ thầy trò về đúng nghĩa của nó, phải coi trọng việc học thực chất, tránh bệnh thành tích và quay cóp trong thi cử…

c) Bài học nhận thức và hành động

- Phải ý thức được tính chân lí của truyền thống tôn sư trọng đạo để giữ gìn và phát huy. Đồng thời, phải rèn luyện để nâng cao tính tích cực chủ động trong việc học tập.

3. Kết bài

     "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Vì thế, tôn sư trọng đạo không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của kẻ làm trò mà còn là đạo lí, lương tri con người trong xã hội.

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo – Dàn ý mẫu số 5

1. Mở bài

- Vấn đề cần nghị luận

- Quan điểm của bản thân

2. Thân bài

a) Tôn sư trọng đạo là gì?

- Tôn sư:

Tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao

Sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ

=> Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người.

- Trọng đạo:

Trọng: coi trọng, tôn trọng

Đạo trong đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người

=> Trọng đạo được hiểu là người làm trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.

b) Phân tích

- Đây là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống có từ lâu đời

- Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy

- Các câu ca dạo tục ngữ về tôn sư trọng đạo:

+) "Không thầy đố mày làm nên": không có người thầy dạy học, dạy ta làm thì ta không thể làm được điều đó

+) "Học thầy không tầy học bạn": bạn cũng chính là mọt người thầy cho ta thêm kiến thức

+) "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư": ba người cùng đi trên một đường, ắt sẽ có người là bậc thầy của ta.

+) "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": dù người dạy chỉ dạy một chữ thì cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

+) "Trọng thầy mới được làm thầy": không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được

=> Kết luận: Tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trọng đạo học được gói gọn đầy đủ ý trong "tôn sư trọng đạo"

c) Chứng minh

Những người thầy xưa, người thầy lớp trước chính là biểu hiện của tôn sư trọng đạo như:

- Đời nhà Trần có thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Phi Khanh

- Đời nhà Lê có thầy Trần Ích Phát

- Đời nhà Mạc có thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Thế kỉ 19 có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiều dạy người cao hơn dạy chữ

- Những năm đầu thế kỉ XX có thầy Nguyễn Thức Tự dạy học trò trở thành những chiến sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...

Và đặc biết là không thể quên được người thầy mang tên Nguyễn Tất Thành, người thầy cùng với học trò xuất sắc như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp làm rạng rõ non sông đất nước.

d) Bình luận

- Ý kiến của bản thân

- Liên hệ bản thân

3) Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

- Rút ra bài học cho bản than

Dàn ý Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo – Dàn ý mẫu số 6

I. MỞ BÀI

– Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cao đẹp muôn đời của dân tộc ta, là nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

– Vậy tôn sư trọng đạo là một truyền thống có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta ngày nay?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

– Tôn sư trọng đạo là gì? => Tôn sư tức là kính thầy, trọng thầy vì thầy là người đưa đường chỉ lối cho ta đi đến con đường thành công. Đạo là đạo đức, đạo lí con người hiểu rộng ra đó là những kiến thức, hiểu biết mà ta tiếp thu. Trọng đạo nghĩa là người học phải thể hiện sự kính trọng của mình đối với lễ nghĩa, các mặt đạo đức. Ý nghĩa toàn câu: Bản thân người học phải kính trọng người làm thầy, đặt đạo nghĩa làm đầu. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Tại sao chúng ta phải tôn sư trọng đạo?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Thầy là người truyền đạt kiến thức, hiểu biết của nhân loại cho ta cho nên ta phải kính trọng thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đó là một phạm trù đạo đức mà bất cứ ai là học sinh đều phải biết.

+ Học ở thầy không chỉ được học về mặt kiến thức, hiếu biết mà còn được thầy truvền đạt những bài học đạo đức, đạo lí giàu ý nghĩa có giá trị rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

+ Bồi dưỡng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người ở mỗi chúng ta.

+ Biểu hiện của tinh thần “tôn sư trọng đạo” ở học sinh chính là cố gắng, nỗ lực học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.

+ Dẫn chứng.

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người quên đi công lao của thầy cô mà lại có những hành động như: lên mạng nói xấu. đánh thầy cô, dựng chuyện để gây khó khăn cho thầy cô,…

III. KẾT BÀI

– Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt, rất cần thiết cho con người.

– Bản thân học sinh phải luôn yêu thương, kính trọng thầy cô như cha mẹ của mình vậy.