Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 1
1. Mở đoạn
Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
b. Thực trạng và dẫn chứng
Thực trạng
Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
Dẫn chứng
Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O - chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm
c. Nguyên nhân & hậu quả
Nguyên nhân
Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.
Hậu quả
Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.
Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
d. Giải pháp
Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe
3. Kết đoạn
Bài học & liên hệ bản thân
Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.
Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 2
1. Mở bài
Cuộc sống hiện đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy những người nông dân “thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại.
2. Thân bài
Bước 1: Mô tả hiện tượng
Giải thích vấn đề
Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng
Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch
Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học…
Con người tự đối phó bằng cách “tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống “muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu…Đến cuối cùng, chẳng ai sạc cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng ”thực phẩm bẩn”
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện trạng
Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
Dẫn chứng: Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết. (Có thể lấy dẫn chứng từ các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây)
Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.
Bước 2: Hậu quả
Bệnh tật nguy hiểm: Viêm màng não, bệnh ung thư,…
Tâm lí hoang mang cho xã hội.
Thự phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Bước 3: Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia? Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.
Dẫn chứng: Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…
Bước 4: Giải pháp
Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.
Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
3. Kết bài
Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.
Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 3
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.
II. Thân bài
1. Thực trạng thực phẩm bẩn
- Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.
- Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, ... các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, ...được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.
- Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.
- Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.
- Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, ... tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.
2. Nguyên nhân
- Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.
- Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.
- Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.
3. Hậu quả
- Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, ...)
VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 - 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.
- Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, ... chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, ...
4. Hướng giải quyết
- Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.
- Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.
- Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.
- Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn.
- Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.
III. Kết bài
- Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 4
Mở bài
– Kho tàng phương ngữ Bun-ga- ri có câu:” Khi ta tặng bạn hoa hồng tay còn vương mãi mùi hương”. Đó là một chân lí sống tốt đẹp khuyên con người biết sẻ chia, biết cho người khác điều hay để nhận về mình sự thanh thản, trong sáng, hạnh phúc từ tâm hồn.
– Nhưng cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy những người nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại
Thân bài
a. Giải thích vấn đề
– Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng
– Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch
– Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học… Con người tự đối phó bằng cách “ tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống” muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu… Đến cuối cùng, chẳng ai sạch cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng” thực phẩm bẩn”.
– Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
b. Hiện trạng
– Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất… Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
Dẫn chứng:
Ở Trung Quốc, hơn 1000 người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đổ bệnh vào năm 2001 sau khi ăn tim và gan lợn được nuôi với chất tạo nạc.
Ngày 19/3/2006, một bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc còn tử vong sau khi ăn thịt có chứa chất tạo nạc Clenbuterol. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên trên thế giới sau khi dùng thịt có chứa chất tạo nạc.
Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
– Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “ độc”, “ hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.
Dẫn chứng:
“Bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia…. có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”- đại biểu Quốc hội Lê Thi Nga (“Thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào thế tiến thoái lưỡng nan”- Dân trí 1/4/2016)
c. Nguyên nhân
– Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?
Dẫn chứng:
Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…
– Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.
d. Hậu quả
– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
– Tâm lí hoang mang cho xã hội.
e. Giải pháp
– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.
– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
Kết bài
– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.
– Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 5
a. Giải thích
- Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người …
b. Thực trạng
- Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
- Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm., …
c. Nguyên nhân, hậu quả
- Nguyên nhân:
+ Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
+ Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.
- Hậu quả: Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
+ Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.
+ Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
d. Giải pháp
- Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
- Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe....
e. Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 6
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
– “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”. Đó là nhận xét của đại biểu quốc hội Hải Phòng, ông Trần Ngọc Vinh, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng 16-11-2015. Nhận xét không chỉ gây xôn xao cả hội trường quốc hội mà còn ám ảnh hàng triệu người Việt Nam bởi chưa bao giờ, vấn đề thực phẩm bẩn – thực phẩm nhiễm độc lại trở thành “quốc nạn” như hiện nay.
– Ăn là nhu cầu sinh tồn tự nhiên của con người. Người ta ăn là để tồn tại và duy trì sự sống. Hơn nữa, ẩm thực còn là một phần của văn hoá. “Đồ ăn chính là biểu tượng của tình yêu khi ta không tìm ra từ ngữ nào để diễn tả” (Alan D. Wolfelt); “Còn tình cảm nào chân thành hơn tình yêu dành cho thức ăn” (George Shaw). Nhưng một khi con người phải tự đặt ra câu hỏi làm sao ăn để không chết cũng có nghĩa là đã xảy ra một thảm hoạ trái tự nhiên, hoặc con người đã bị đẩy đến bước đường cùng. Câu hỏi “Người Việt hiện nay có thể ăn gì để không chóng chết một cách oan uổng?” thực ra không phải để hỏi mà chỉ là một cách để bày tỏ nỗi sợ hãi, vô vọng của người Việt trước tình trạng thực phẩm nhiễm độc đang hiện hữu trong bữa ăn của mỗi gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy… ở Việt Nam hiện nay.
– Thực phẩm nhiễm độc đang có mặt ở khắp mọi nơi. Không cường điệu khi nói: Chúng ta đang ăn trực tiếp hoá chất độc hại vào người. Bởi vì, người ta đã phát hiện ra gạo, lạc, đậu còn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức cho phép; thịt lợn chứa chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc Salbutamol; rau được tưới thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, dầu nhớt để lớn nhanh, xanh mướt, lá đẹp; hoa quả được ngâm thuốc chống thối, bị dùng hoá chất để ép chín; thịt, nội tạng thiu thối được tẩy rửa bằng chất độc thành thịt tươi mới; bún, phở, miến chứa chất huỳnh quang; bánh kẹo, sữa, bim bim không nhãn mác, quá hạn sử dụng, được tẩm ướp gia vị không rõ nguồn gốc bán cho trẻ em; gà, cá, tôm, mực và ngay cả cua gạch người ta cũng bơm hoóc môn, làm giả gạch,… Có thể nói, chất độc đang hồn nhiên “trèo” lên bàn ăn của mỗi gia đình, từ đồ ăn nhanh đến món ăn chín, từ món tráng miệng đến món chính, từ bữa sáng đến bữa đêm. Nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn rình rập mạng sống từng con người.
– Sử dụng thực phẩm bẩn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Các hoá chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích luỹ dần trong các mô mỡ, tuỷ sống… của con người. Hậu quả trước tiên là ngộ độc, sau đó là các bệnh hiểm nghèo như suy tim mạch, loãng xương, run cơ, ung thư dạ dày, vòm họng và đại trực tràng… Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2015, toàn quốc có 171 vụ ngộ độc thực phẩm vói 4.965 nạn nhân trong đó có 23 trường họp tử vong. Phần lớn những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là do sử dụng thức ăn từ các bếp ăn tập thể.
– Sử dụng thực phẩm nhiễm độc khiến số người mắc bệnh ung thư gia tăng nhanh chóng, đe doạ giống nòi Việt. Ung thư là căn bệnh nan y đáng sợ nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù Việt Nam là quốc gia có số ngườinhiễm HIV đứng thứ năm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng so với ung thư, hậu quả do HIV gây ra không đáng là bao. Nhiễm HIV, nhiều người bệnh có thể cầm cự từ vài năm đến mười mấy năm, nhưng nếu bị ung thư mà không được phát hiện và điều trị sớm, kết cục nhanh chóng và bi thảm hơn rất nhiều. Vì vậy, ung thư mới chính là “căn bệnh thế kỉ” đáng sợ nhất ở Việt Nam. Nó huỷ hoại không chỉ thế hệ này mà còn đầu độc, di truyền đến các thế hệ sau, đe doạ nghiêm trọng đến giống nòi.
– Sử dụng hoá chất độc hại gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam, khiến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khó hoặc không thể xuất khẩu. Ngay tại thị trường Việt Nam, nhiều sản phẩm nông nghiệp trong nước đang phải nhường chỗ cho sản phẩm nước ngoài. Gạo Việt thua gạo Lào, Campuchia. Gạo Thái Lan được bày bán ngày càng nhiều trên thị trường. Thịt gà Mĩ, thịt bò Australia nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn. Nỗi lo nông nghiệp “thua ngay trên sân nhà” ngày càng rõ nét.
– Mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp như tuyên truyền, xây dựng hành lang pháp lí, hỗ trợ người dân sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm tra giám sát xử lí vi phạm, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Thậm chí, tình trạng sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi ngày càng nhiều. Những người sản xuất, kinh doanh lúa, trồng rau quả thì thú nhận trồng riêng một khoảnh sạch để ăn, các khoảnh phun thuốc bảo vệ thực vật dành để bán… Người tiêu dùng hiện sống trong hoang mang, sợ hãi và bất lực.
– Tương lai của con em chúng ta, tương lai của giống nòi sẽ như thế nào nếu tình trạng này cứ tiếp diễn? Có lẽ, không có giải pháp nào hiệu quả hơn sự tự ý thức của con người, từ ý thức đó mói làm chuyển biến hành động. Mỗi người Việt cần phải nhận rõ rằng, nếu họ đầu độc xã hội thì chính họ và con cháu họ cũng không thể an toàn được. Đại dịch thực phẩm bẩn sẽ xâm lấn mỗi gia đình, mỗi cơ thể, di truyền đến các thế hệ sau, bất kể họ muốn hay không. Vì vậy, bảo vệ người khác chính là bảo vệ bản thân và gia đình mình. Hãy sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn vì chính con, cháu mình và tương lai giống nòi, dân tộc Việt Nam.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 7
Mở bài:
Khi xã hội phát triển, nhu cầu về thực phẩm càng cao thì hiện tượng thực phẩm bẩn càng phổ biến. Không chỉ ở ngoài chợ, bên lề đường mà ngay cả những siêu thị uy tín thực phẩm bẩn cũng len lỏi vào. Thực phẩm nhiễm bẩn thực sự là một vấn nạn khiến xã hội vô cùng lo lắng.
Thân bài:
Giải thích:
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm nhiễm chất bẩn hoặc có chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng người người sử dụng.
Thực trạng:
Không phải đến hôm nay, xã hội mới quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia, có tác động mạnh mẽ đến cả thế giới.
Trước nhu cầu cao về thực phẩm của con người, hàng hoá không đủ cung cấp, nhiều cá nhân, tổ chức đã bất chấp quy định về an toàn thực phẩm của nhà nước, đã làm ra những sản phẩm thực phẩm có chứa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Có thể kể ra một vài hành động như cho heo ăn chất kích thích tạo nạc, bảo quản trái cây bằng hoá chất, làm đỏ ruốc bằng hóa chất tạo màu, kích thích rau muốn mọc nhanh bằng dầu nhớt thải, bơm thuốc tăng trọng vào tôm,… Tuy đây là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức độ báo động cao, gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cộng sức đồng.
Nguyên nhân và hậu quả:
Nguyên nhân đầu tiên là do lòng tham của con người. Một số doanh nghiệp, nhà sản xuất quá quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức nghề nghiệp, bất chấp pháp luật và đạo đức đã sản xuất ra những sản phẩm độc hại rồi phân phối trong thị trường.
Do người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tạo cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan. Đó cũng là tâm lí chung của người Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, thu nhập người dân còn thấp kém, họ cần những sản phẩm giá rẻ, phù hợp với túi tiền. Chính vì tâm lí đó, kẻ xấu đã lợi dụng, cung cấp những sản phẩm thực phẩm kém chất lượng và độc hại.
Nền tảng đạo đức xã hội suy thoái trầm trọng. Con người vì tiền mà bất chấp đọa đức, lương tâm và luật pháp. Tình trang chênh lệch giàu nghèo, cái thật cái giả lẫn lộn, sự phát triển của công nghệ mạng xã hội khiến cho tình trạng con người sống giả dối tăng cao. Con người ngày càng mất niềm tin lẫn nhau, tình yêu thương hao mòn nghiêm trọng.
Một phần do pháp luật nước ta còn lỏng lẻo, hình phạt chưa đủ sức răn đe khiến cho kẻ xấu vẫn tiếp tục hành động. Mặt khác, Các cơ quan có thẩm quyền quản lí thực phẩm còn còn chủ quan, chưa quyết liệt
Thực phẩm bẩn, nhiễm dọc, đọc hại gây ra những hậu quả vô cùng lớn. Trước hết, thực phẩm bẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đầu tiên phải kể đén những vụ ngộ đọc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra trên cả nước. Hàng nghìn công nhân bị ngộ độc thức ăn, nhiều người phải cáp cứu trong tình trạng nguy kịch. Hàng trăm học sinh bị ngộ độc thức ăn cảnh báo chúng ta về thực phẩm bẩn len lỏi vào trong nhà ăn học đường. Còn biết bao thực phẩm bẩn đi vào bữa ăn gia đình mà con người không hề hay biết, tuy nó không gây ngộ đọc ngay lập tức nhưng từ từ làm suy giảm sức khỏe con người, dẫn đến những bệnh hiểm nghèo vè sau.
Thực phẩm bẩn gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn cho xã hội. Người sử dụng khó nhận biết đâu là hàng sạch, đâu là hàng nhiễm bẩn khi nó được bày bán công khai trên thị trường. Không có gì chắc chắn giúp họ nhận ra hàng nhiễm bẩn, nhiễm độc, đọc hại đối với sức khỏe khi sử dụng.
Giải pháp khắc phục:
Cần có những biện pháp khắc phục vấn nạn thực phẩm bẩn: nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến với thực phẩm sạch. Cần đưa ra những biện pháp xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những cơ sở, người sản xuất thực phẩm bẩn.
Bộ phận quản lí thị trường cần phải thường xuyên kiểm tra hàng hóa, kiểm định thực phẩm một cách nghiên túc, không tham nhũng, hối lộ, không để kẻ xấu lợi dụng.
Hàng kém chất lượng bên cạnh hàng chất lượng. Các nhà sản xuất gian lận thì thâu tóm lợi nhuận. Các nhà sản xuất chân chính lại lao đao trong việc cạnh tranh và chống hàng nhái, hàng giả. Cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thức cho đến khi con người biết tôn trọng lẫn nhau, pháp luật nghiêm trị, xã hội lên án những hành vi sản xuất và phân phối hàng nhiễm bẩn, độc hại.
Bài học và liên hệ với bản thân:
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn không phải một sớm một chiều mà rất cần sự chung tay góp sức từ mỗi người. Mỗi người hãy tự học cách trở thành người tiêu dùng khôn ngoan để bảo vệ bản thân. Và có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết bài:
Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người con người. Hằng năm, có rất nhiều cái chết do thực phẩm nhiễm độc gây ra gây bức xúc trong xã hội. Vì một xã hội tiến bộ, văn minh, hãy nói không với thực phẩm bẩn, quyết liệt lên án, bài trừ thực phẩm bẩn ra khỏi cuộc sống của chúng ta.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 8
1. Mở bài
Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được chế biến từ thịt heo tẩm hóa chất, thịt gà chết được nhuộm thành thịt gà vàng rụm,…Chưa khi nào người Việt băn khoăn hơn thế về việc lựa chọn loại thực phẩm nào cho bữa cơm gia đình.
Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, buộc con người ta phải suy nghĩ về “quốc nạn thực phẩm bẩn “đang đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã hội.
2. Thân bài
Giải thích nhận định
Nhận định của nhà báo Lê Bình đã làm nổi bật thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay (người nông dân tưới thuốc độc lên rau củ quả), hậu quả mà nó gây ra (hai giờ đồng hồ có 30 người chết vì ung thư) cũng như nguyên nhân của vấn nạn này (người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền).
Những chia sẻ đầy trăn trở ấy đã thôi thúc con người đào sâu vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động trong bối cảnh hiện tại.
Thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.
Theo ông Vũ Đình Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: “Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các siêu thị uy tín”. Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang “hoành hành” từ các khu chợ thuận tiện cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng.
Nguyên nhân
Doanh nghiệp, nhà sản xuất:
– Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn trong sản xuất, đối với người nông dân đôi khi còn là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng nghiêm trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
– Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước đến không khí.
Người tiêu dùng:
– Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
– Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng.
Cơ quan có thẩm quyền
– Chưa có biện pháp xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất không bảo đảm vệ sinh, buôn bán thực phẩm bẩn khiến vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn tiếp tục tái diễn.
– Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với tổ chức khoa học để đẩy nhanh quá trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Hậu quả của việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bẩn
Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày. Đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã phát biểu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội:“Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”.
Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.
Giải pháp ngăn chặn vấn đề thực phẩm bẩn
Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7 đã đưa ra quy định cụ thể việc bỏ tù người sản xuất, kinh doanh “thực phẩm bẩn”.
Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe.
3. Kết bài
Nhận định của nhà báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa qua.
Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều, bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả cộng đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như một “quốc nạn”.
Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – Dàn ý mẫu số 9
* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay
* Giải thích ngắn gọn khái niệm “thực phẩm” và “vệ sinh an toàn thực phẩm”
– Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.
– Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng của con người, thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc.
* Bình luận
– Hiện trạng và hậu quả, tác hại:
+ Hiện nay, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra ở mức báo động (thực phẩm “bẩn” xuất hiện ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn; ngày càng có nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn…).
+ Hậu quả: Các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính thường xuyên xảy ra ở các nhà máy, xí nghiệp, ở các hộ gia đình; việc sử dụng các thực phẩm “bẩn” kéo dài làm suy giảm chất lượng sức khỏe của con người, thực phẩm bẩn là một trong những tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm, thậm chí đẩy con người đến nguy cơ tử vong cao hơn, sớm hơn…
– Nguyên nhân:
+ Tình trạng vi phạm các qui định về vệ sinh, an toàn thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, kinh doanh… thực phẩm đều ở mức báo động.
+ Các cơ quan chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình.
+ Sự thiếu hiểu biết về thông tin sản phẩm của người tiêu dùng; người Việt ta có tâm lí thích mua hàng rẻ, lợi dụng tâm lí này nhiều nguồn cung đã phân phối hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
– Giải pháp:
+ Tích cực phát huy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Có biện pháp cụ thể như xây dựng cơ chế quản lí chuỗi thực phẩm một cách hệ thống…
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của nhà cung cấp và người tiêu dùng.
* Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là vấn đề của riêng cá nhân, tổ chức nào, mà là vấn đề của cả cộng đồng.
– Cần phải có sự đồng tâm kết hợp từ nhiều phía, cần có những hoạt động thiết thực, cụ thể để xóa bỏ vấn nạn này.