Các tác phẩm lớp 12 (27 bài văn mẫu)

Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) – Bài văn mẫu số 1

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) – Bài văn mẫu số 2

Phần 1 : Đặt vấn đề cho bài viết. Tác giả nêu luận điển xuất phát: Phải có cái nhìn đúng về văn chương Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: " Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thấy càng sáng.thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy"

Phần 2 : Giải quyết vấn đề : Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát: cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hoá qua cách đánh giá (của tác giả) về:

+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu ( chủ yếu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

+ Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên – Tác phẩm phổ biến , đặc sắc của NĐC ( cả nội dung và nghệ thụât).

Phần 3 : Kết thúc vấn đề: (Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết)

Đánh giá đúng vị trí của NĐC trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần đầu: " NĐC là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao đại vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trân mặt trận văn hoá và tư tưởng".

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 (Cô-phi-an-nan) – Bài văn mẫu số 3

1) Mở đầu :

Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó.

2) Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS:

Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS.

Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gay tử vong trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, cứ mỗi phút trôi qua có 10 người nhiễm HIV, và đại dịch này đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ , đang lan rông nhanh nhất ở chính khu vực mà trước nay hình như vẫn còn an toàn- đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.

Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào năm 2005.

3) Nhiệm vụ cấp bách , quan trong hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS

Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.

Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động .

Phải công khai lên tiếng về AIDS

Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS.

Đừng một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên cách bức tường rào ngăn cách " giữa chúng ta và họ".

Trong thế giới khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giớio đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe doạ mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai.

4) Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS:

Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS .

Hãy cùng chúng tôi giật đổ thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh căn bệnh này.

Hãy sát cách cùng chúng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt nguồn từ chính các bạn.

Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân ) – Bài văn mẫu số 4

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm.Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu « Mùa xuân dòn xanh ngọc bích,mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa » .Dọc theo sông Đà,có lắm thác nhiều ghềnh,có đá dựng vách thành,có đá tảng,đá hòn bày thế thạch trận,tạo nên cửa sinh cửa tử.Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to,nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh cửa tử do thế thạch trận tạo nên .Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm.Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.

Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình,ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng và nấu ống cơm lam, bàn tán về cá Anh Vũ cá dầm xanh.

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) – Bài văn mẫu số 5

Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế. Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại , có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như bản trường ca của rừng già Lúc về đồng bằng ,sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người.Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên.Dòng sông mềm như tấm lùa uốn cong ,cảnh đẹp như bức tranh có đường nét,hình khối « trôi đi giũa hai dãy đồi sừng sửng như thành quách », « cao đột ngột như VỌNG CẢNH, TAM THAI,LƯU BẢO ».Sông hương có vẻ đẹp da màu biến ảo : « sớm xanh,trưa vàng ,chiều tím »

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương « trôi đi thực chậm »,chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương « đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ».Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài – Bài văn mẫu số 6

Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.

A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.

Vợ nhặt - Kim Lân – Bài văn mẫu số 7

Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró bên ảnh vườn . Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào…

Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành – Bài văn mẫu số 8

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi – Bài văn mẫu số 9

Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến, hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn trong rừng cao su, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. Nhưng Việt đã bị thương nặng, ngất đi trên chiến trường, bị lạc đơn vị ba ngày đêm. Tỉnh rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh, anh nhớ lại những kỷ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, anh chị em, nhớ chú Năm. Cả ba lẫn má đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê hương, tiếp tục trang sử anh hùng của gia đình. Anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm Việt suốt 3 ngày, mấy lần đụng địch, lục suốt mặt trận dài dặc mới gặp được Việt và đưa về bệnh viện quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) – Bài văn mẫu số 10

Nhiếp ảnh Phùng đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ. Anh được trưởng phòng phân công xuống vùng biển để chụp một bức ảnh cảnh biển buổi sáng. Anh quan sát và giơ máy bấm máy. Đó là một cảnh "đắt" trời cho. " Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào". Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và rất đẹp. Nó đẹp như " bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ" . Phùng rất xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình. Anh liên tưởng đến câu nói của ai đó " bản thân cái đẹp chính là đạo đức".

Ngay lúc ấy Phùng thấy mũi thuyền tiến thẳng vào bờ. Một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Tiếng quát của người đàn ông :" Cứ ngồi yên nay. Động nay tao giết cả mày đi bây giờ". Người đàn bà cao lớn, đường nét thô kệch mệt mỏi sau một đêm kéo lưới. Người đàn ông có tấm long rộng và cong như một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ, lão đi chân chữ bát. Hai con mắt dữ tợn. Cả hai đến chỗ chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ bỏ lại. Người đàn ông trở nên hùng hổ, rút chiếc thắt long trongngười quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : " Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ". Giưã lúc ấy thằng Phác ( con của cặp vợ chồng) lao ra như một mũi tên. Phùng cũng lao tới. Khi anh tới nơi thì chiếc dây da nằm trong tay thằng Phác. Nó đánh vào ngực bố nó. Lão đàn ông giằng lại chiếc dây thắt lưng không được liền dang thẳng cách tay cho thằng bé 2 cái tát . Lão bỏ về thuyền , hai mẹ con ôm nhau khóc.

Ba hôm sau Phùng lại chứng kiến một cảnh tương tự. Chỉ có khác là chị thằng Phác giằng được con dao mà thằng em trai địng dùng làm vũ khí để bảo vệ bà mẹ. Không thể chịu được, Phùng xông ra buộc lão đàn ông chấm dứt hành động độc ác. Lão đánh trả, Phùng bị thương phải đưa vào bệnh xá của toà án huyện.Tại đây anh biết được cảnh ngộ qua lời tâm sự của người đàn bà hàng chài. Anh ngạc nhiên và thực sự thông cảm. Anh và chánh án Đẩu vỡ ra một điều nghịch lí , không có trong sách sở nhưng phải chấp nhận. Sau đó anh trở về phòng văn hoá , suy nghĩ về tấm ảnh chụp được trong lốc lịch.

Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ ): Gồm 7 cảnh – Bài văn mẫu số 11

Trương Ba giỏi đánh cờ, bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn TB nhập vào xác anh hàng thịt rồi chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt, TB gặp nhiều điều phiền toái: Lí trưởng sách nhiễu khiến con trai TB phải đưa hối lộ cho lí trưởng , để đến nửa đêm TB mới được rời nhà anh hành thịt về nhà mình; chi hàng thịt đòi chồng lại. Trong con mắt người thân, từ vợ, con dâu đến cháu gái, TB trở thành kẻ xa lạ…

TB đau khổ vi phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Hồn TB bi thể xác hồn thịt xui khiến, dần dần bi nhiễm một số thói xấu, những cái tầm thường của anh đồ tể. Ý thức được điều đó, linh hồn TB giằn vặt đau khổ và đi đến quyết định chống lại bằng cách tách linh hồn ra khỏi thể xác anh hàng thịt. Xác hàng thịt chế giễu, ve van hồn TB thỏa hiệp.

Đế Thích đ̣ịnh giúp hồn TB nhập vào xác cu Tị, TB kiên quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống, đồng thời trả xác lại cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Thuốc - Lỗ Tấn – Bài văn mẫu số 12

Thằng bé Thuyên bị bệnh lao, bố mẹ nó được lão cả Khang bày cho bài thuốc ăn bánh bao tẩm máu người chết sẽ hết bệnh. Nhân dịp chiến sĩ cách mạng Hạ Du bị chém đầu, bố mẹ thằng bé Thuyên mua được cái bánh bao tẩm máu của Hạ Du cho Thuyên ăn. Ăn xong, nó vẫn chết. Mộ của Thuyên và Hạ Du chôn cạnh nhau. Hai bà mẹ gặp nhau tại đây đều xót xa cho cái chết của con mình. Trên mộ Hạ Du có vòng hoa hồng, hai bà mẹ đều ngạc nhiên tự hỏi “thế là thế nào”.

Ông già và biển cả - Ernest Hemingway – Bài văn mẫu số 13

Sau khi kéo được con cá kiếm vào mạn thuyền lão Xanchiagô đã mệt lả, những vết máu ở con cá kiếm lan ra đã làm cho bầy cá mập kéo đến. Lão Xanchiagô lại một lần nữa chiến đấu với đàn cá mập nhưng đàn cá mập, vẫn lao vào tấn công con cá kiếm và chiếc thuyền của lão Xanchiagô. Ông đã chiến đấu với chúng một cách quyết liệt đến vô vọng. Cuối cùng khi lão kéo được con cá kiếm lên thì chỉ còn trơ lại bộ xương, ông kéo thuyền vào bờ và trở về lều của mình.

Số phận con người - SôLôKhốp – Bài văn mẫu số 14

Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp giải ngũ. Anh không trở về quê hương, sống trơ trọi tại nhà một người bạn làm nghề lái xe. Tình cờ anh gặp bé Vania và nhận bé làm con nuôi, vì Vania có hoàn cảnh giống anh: Không gia đình, không nơi nương tựa. Tình cảm đứa bé làm anh ấm lại. Hai tâm hồn sưởi ấm cho nhau. Sau đó, Xôcôlốp rủi ro gây ra một tai nạn lái xe và bị mất bằng lái. Anh phải đổi chỗ ở để kiếm việc làm và để quên người thân. Những đêm đêm trong những giấc mơ Xôcôlốp vẫn thấy người thân hiện về và anh đã khóc trong giấc mơ. Mặc dù cuộc sống còn nhiều nỗi đau, nhiều khó khăn, anh vẫn còn niềm tin hướng về tương lai và nhất là sự trưởng thành của đứa trẻ.

Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp ) – Bài văn mẫu số 15

4 đoạn :

Đoạn 1 : Từ đầu đến "ập vào miền Bắc" : Tư thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về "giờ phút hiểm nghèo" của nước Việt Nam mới.

Đoạn 2 : Tiếp theo đến "thêm trầm trọng" : Những khó khăn mọi mặt của đất nước tưởng khó có thể vượt qua.

Đoạn 3 : Tiếp theo đến "Ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng : Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.

Đoạn 4 : Còn lại : Hình ảnh Bác Hồ như sự tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) – Bài văn mẫu số 16

Truyện kể về tài bắt sấu của ông năn Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe tin ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu " nhiều như trái mù u chin rụng " , ông năm Hên tìm đến để bắt sấu cho dân làng ở đó. Và ông đã bắt sấu bằng… tay không ! Chỉ can một người dẫn đường đến cái ao cá sấu. Trên xuồng đi bắt cá sấu cũng chỉ có một loin nhang trần và một hũ rượu. Vậy mà , chỉ một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch (người dẫn đường) đã bơi xuồng về như dạo mát , kéo theo sau chiếc bè quái dị được kết bằng 45 con cá sấu còn sống nhăn, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như một khúc cây khô dài. Bà con chưa heat ngạc nhiên , khâm phục thì ở mé rừng , ông năm Hên đã xuất hiện như tướng ông thầy pháp, " áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua, quơ lại trên tay". Có một vẻ gì như thần bí, nhưng thực chất đây cũng là một " nghệ sĩ tay không bắt sấu" ở rừng U Minh Hạ.

Mùa lá rụng trong vườn: (Ma Văn Kháng) – Bài văn mẫu số 17

Chuyện xảy ra ngay trong gia đình ông Bằng , một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gia pháp, gia phong nay trở nên chao đảo trước những thay đổi lớn của XH. Những con người hôm qua chấp nhận hy sinh nay lại rơi vào quyền lực của tiền tài (Lí), có người hôm qua là anh hùng nay trở nên lạc lõng ( Đông). Có người xưa là bộ đội nay trốn sang nước ngoài ( Cừ)…Nhưng cũng có những người trong gia đình giữ vững được truyền thống gia đình như ông Bằng ,chị Hoài . Chị Hoài - người con dâu trưởng gia đình ông Bằng, vợ anh cả Tường liệt sĩ- nay có gia đình riêng, nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với gia đình nhà chồng trước. Ơ nông thôn, công việc bận rộn quanh năm , lại là chủ nhiệm hợp tác xã , mẹ của 4 đứa con , nhưng đúng chiều 30 tết , chị vẫn lên Hà Nội thăm gia đình ông Bằng và cúng tất niên cùng với bố chồng và các em. Mọi người trong gia đình đều ngạc nhiên và mừng rỡ. Ông Bằng và chị Hoài không nén được xúc động trước cuộc gặp gỡ cuối năm. Rồi cảnh cúng gia tiên nghiêm trang , thiêng liêng , sau đó là bữa cơm sum hợp gia đình chiều 30 tết đầm ấm , vui vẻ…Tất cả đã nói lên nét đẹp tình người gắn bó với nhau- dù trong hoàn cảnh nào- và cả nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc trong ngày Tết Nguyên đán.

Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Bài văn mẫu số 18

Nhân vật trung tâm trung truyện ngắn là cô Hiền , một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng HN , cùng đất nước trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách HN, cái bản lĩnh văn hoá của người HN. Cô sống thằng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm,thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
Thời trẻ, cô Hiền là một người tài hoa, yêu thích văn chương, giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi chọ chồng cô không hề lãng main mà chọn ông anh giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành , chăm chỉ . Cô tính toán kĩ lưỡng khi quản lí gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói , đi đứng… sao cho thể hiện được nét văn hoá của người HN

Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, theo cô chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá .... Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ...

Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó giám đi cũng là biết tự trọng”...

+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Tây tiến - Quang Dũng – Bài văn mẫu số 19

Mở bài 1: Phong trào thơ mới 1932 - 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn, hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng... Và hẳn nhiên, không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.

Mở bài 2: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài 3: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian

Mở bài 4: Cho đến nay Tây tiến vẫn là một đài thơ (Thi Sơn) đầy kỳ bí. Cái ma lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến...chưa ai lý giải hết được. Phải chăng cái hay là bởi lời thơ, ý thơ, hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc? Con người nồng hậu, nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến, Quang Dũng dưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền. Với Tây tiến, Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Mở bài 5: Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Mở bài 6: Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Việt Bắc – Tố Hữu – Bài văn mẫu số 20

Mở bài 1: Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng VN trong đó bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là thi phẩm tiêu biểu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10-1954 sau thắng lợi chiến dịch ĐBP lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Vì thế bài thơ vừa có ý nghĩa lịch sử lại vừa có ý nghĩa văn học sâu sắc. Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ VB của TH là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”

Mở bài 2: Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Mở bài 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi được nhân loại tiến bộ vinh danh là “cuộc chiến tranh thần thánh”. Tính thần thánh, huyền thoại ấy được biểu hiện ở đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng suốt, ở lòng yêu nước, lý tưởng độc lập – tự do, ở tinh thần kiên cường, dũng cảm của quân dân ta. Với một lực lượng nhỏ bé, vũ khí thô sơ, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân ta phải đối diện trước bọn thực dân Pháp binh hùng, tướng mạnh, vũ khí hiện đại,...Vậy mà cuối cùng dân tộc ta đã chiến thắng. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tình dân với Cách mạng, tình người mặn nồng, tha thiết, yêu thương, gắn bó với nhau.Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân, của tình người ấy đã được nhà văn Tố Hữu ngợi ca bằng những từ ngữ, những câu thơ, những hình tượng thẩm mĩ vô cùng ấn tượng trong đoạn trích phần một của trường ca Việt Bắc. Ngày nay, cuộc chiến đã đi qua, nhưng tình người thì còn lại mãi mãi...

Mở bài 4: Tố Hữu là nhà thơ lớn, con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, các chặng đường thơ của ông đều gắn bó với các chặng đường cách mạng dân tộc. Các tác phẩm của Tố Hữu luôn in đậm khuynh hướng trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc. Và “Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay nhất của đời thơ Tố Hữu, đồng thời cũng là đỉnh cao của thơ kháng chiến chống Pháp. Nó được xem như một bản tổng kết bằng thơ cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, anh hùng của dân tộc và lời tri ân sâu nặng về nghĩa tình cách mạng. Đoạn trích “...” là lời của cán bộ kháng chiến về xuôi với người dân Việt Bắc, như sự đáp lời cho câu hỏi đau đáu “Mình về mình có nhớ ta?”. Nếu như đồng bào Việt Bắc nhớ cán bộ kháng chiến thì cán bộ kháng chiến cũng dành trọn tình cảm yêu thương cho những con người nghĩa tình ấy. Một tình cảm tri ân đồng vọng.

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm – Bài văn mẫu số 21

Mở bài 1: Đất Nước - hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 - 1975 trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức cùa thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp.

Mở bài 2: Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ...” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?

Mở bài 3: Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.

Sóng - Xuân Quỳnh – Bài văn mẫu số 22

Mở bài 1: Tình yêu - một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loai. Mỗi một nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện khác nhau: một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh tôi bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Mở bài 2: Sẽ thật là thãi thừa khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốt bao nhiêu giấy, mực, thậm chí cả ..máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng...Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Có lẽ tự thủa hồng hoang, tình yêu của loài người cũng đã vậy và cho đến nay nó vẫn vậy về bản chất, tình yêu đó chỉ thay đổi về hình thức thể hiện nhưng bảo tồn nguyên vẹn chất liệu nội dung.Thật là đẹp và lãng mạng biết bao khi tác giả Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để nói lên những trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Mở bài 3: Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Muôn đời tình yêu vẫn mới lạ vẫn hấp dẫn với mọi người.Nhiều nhà thơ đã viết về tình yêu đã nói về tình yêu bằng một cảm hứng mãnh liệt in đậm dấu ấn tâm hồn tư tưởng và phong cách của mình. Xuân Quỳnh với bài thơ "sóng"-một bài thơ tình duy nhất trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên. Tình yêu ở đây được đề cập đến một cách sâu sắc đậm đà. Chị đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương.

Mở bài 4: “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài – Bài văn mẫu số 23

Mở bài 1: Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú vê phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.

Mở bài 2: Nói về việc sáng tác “Truyện Tây Bắc”, Tô Hoài cho biết, “ngoài tài liệu và trên cả sáng tạo”, ông đã đưa vào trong tác phẩm của mình “những ý thơ”: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi”. Thật vậy, cụ thể trong “Vợ chồng A Phủ”, ta bắt gặp một trong những nét đặc sắc nhất của Tô Hoài là biệt tài phát hiện và chuyển tải chất thơ trong cuộc sống bình dị vào trang viết. Chất thơ man mác bao phủ bầu không khí của tác phẩm là sự cộng hưởng hiệu ứng của nhiều thủ pháp nghệ thuật, ánh lên từ tình huống truyện đầy nhân văn, từ ngôn ngữ hàm súc và giọng điệu trần thuật giàu tính nhạc. Để rồi từ đó, hiện lên trong tác phẩm bàng bạc chất thơ này là thiên nhiên, là lối sống, là phong tục và tâm hồn con người không lẫn vào đâu được.

Mở bài 3: Tô Hoài - nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà. Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị - nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.

Mở bài 4: Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hẳn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực tram bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Mở bài 5: Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại ở chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài 6: Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc (trong đợ theo bộ đội lên Tây Bắc mở trại sáng tác) là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.

Vợ nhặt - Kim Lân – Bài văn mẫu số 24

Mở bài 1: Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

Mở bài 2: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.

Mở bài 3: Dịch đói năm 1944-1945 đã cướp đi rất nhều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ Nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế dưới ngòi bút đầy tinh tế và tài hoa của Kim Lân.

Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành – Bài văn mẫu số 25

Mở bài 1: Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người đọc có ấn tượng mạnh mẽ song trùng là vẻ đẹp của cánh rừng và những người anh hùng trên vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Rừng xà nu được khắc họa từ đầu đến cuối tác phẩm vừa mang nét tự nhiên, vừa tượng cho biết bao tính cách của con người. Trong đó, nổi bật là nhân vật Tnu. Tnu cũng xuất hiện ngay từ đầu rồi đi suốt văn bản, song hành, đầy biến động, để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc như rừng xà nu vậy. Một rừng cây – một đời người. Xà nu – loại cây thông chỉ có ở núi rừng nơi đây không chỉ “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng” mà còn góp phần sinh ra, nuôi lớn, bảo vệ và hóa thân vào tinh thần, ý chí, vào sức mạnh anh hùng của mỗi người dân, và đặc biệt là Tnu. Tnu là người con của dân làng cũng là người con của rừng xà nu.

Mở bài 2: ...Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra với các tác phẩm thuộc loại này chỉ nói đến tính sử thi là đủ bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó).

Mở bài 3: Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi, đề tài chiến tranh, cách mạng. Truyện ngắn này đã đạt giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ Ngụy, làm ngời lên lòng yêu nước bất khuất và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. Nổi bật lên trong truyện ngăn Rừng xà nu là nhân vật Tnú.

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu – Bài văn mẫu số 26

Mở bài 1: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, đậm tính chiến đấu và thiên hướng trữ tình lãng mạn, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự cùng những vấn đề triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, qua đó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về vấn đề nghệ thuật và cuộc sống. Những phát hiện của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật tư tưởng của nhà văn.

Mở bài 2: Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.

Mở bài 3: Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, thao thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.” Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm đậm chất sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dấu chân người lính. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu lại là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được in năm 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của cuộc sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu.

Mở bài 4: Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa.Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Cách đặt tên tác phẩm, tên nhân vật và xây dựng hình tượng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của ông là một ví dụ. Và có lẽ hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong môn Ngữ văn 12 – Bài văn mẫu số 27

1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

-Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.

– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.
– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

2. Kim Lân và  Vợ nhặt

– Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
– Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…
Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
Nội dung
– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

3. Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ

– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.
– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc
Nội dung
Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

4. Nguyễn Trung Thành và  Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.
– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
– Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu.
– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

5. Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình (trích)

Nguyễn Thi:
Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo.
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
Nội dung
– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.
– Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

6.  Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa

– Nguyễn Minh Châu ( 1930– 1989), trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.,ông là  1 trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi mới.

– Chiếc thuyền ngoài xa được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.
– Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
Nội dung
– Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; ta thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
– Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

7. Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân : ( 1910-1987).
– Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút, bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo.
Người lái đò sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
Nội dung
– Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

8.  Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Có sở trường về tuỳ bút, bút kí
– Lối viết : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa.

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên
– Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong SGK là phần thứ nhất.
Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương ; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

9. Việt Bắc – Tố Hữu

-Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông theo sát những chặng đường của cách mạng Việt Nam.

-Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cũng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.

Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa.
Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.

10. Sóng – Xuân Quỳnh

– Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu,  hạnh phúc đời thường bình dị.

– Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc.
Tác phẩm
+ Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
+ Là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.

11. Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo

Nhà thơ Thanh Thảo:

– Một trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

– Muốn cuộc sống được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.

– Kiểu tư duy: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực.

-Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca và thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh hùng và số phận bi thương.

12. Tây Tiến – Quang Dũng

Quang Dũng.
– Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây.
– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…

– Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947.
– Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
– Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

13.  Kịch: Hồn Trương Ba da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…

– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.