Trái đất của chúng ta ngày càng nóng lên”, “Hãy cứu lấy trái đất”, “Hãy cứu lấy cuộc sống của chính bạn”. Đó là những slogan vô cùng quen thuộc mà chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi và nghe được từ mọi, kênh thông tin đại chúng. Môi trường sống của trái đất đang ngày càng bị đe dọa, vậy chúng ta đã làm gì để cứu lấy trái đất của mình? Cuộc sống của Trái đất, môi trường của chúng ta, tất cả phụ thuộc vào bạn.
Trước tiên, hãy cùng nhìn qua hiện trạng Trái đất hiện nay. Trước đây, chỉ có những nhà khoa học và các tổ chức bảo vệ môi trường ra sức kêu gọi mọi người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, còn hầu hết đều thờ ơ và cho rằng hậu quả của sự thay đổi Trái đất còn xa lắm. Nhưng đến bây giờ, kể cả những người đã từng thờ ơ với việc bảo vệ môi trường cũng không thể không thừa nhận rằng hậu quả ngày càng nghiêm trọng do Trái đất nóng lên. Dự kiến đến cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng lên 5 - 6 m. Vậy chúng ta phải làm gì để cứu Trái đất?
Châu Bắc cực và châu Nam cực là hai khu vực nhạy cảm nhất đối với hiện tượng trái đất nóng lên, những núi băng, tảng băng không ngừng tan chảy. Theo số liệu khí tượng trong vòng 30 năm gần đây của Trạm khảo sát Nam cực Anh thì tốc độ nóng lên của Nam cực cao gấp 4 lần trái đất. Từ năm 2002 cho đến nay, băng tan ở Nam cực khiến cho mực nước biển tăng mỗi năm khoảng 0,4 mm. Tình hình ở Bắc cực còn tồi tệ hơn. Tốc độ băng tan của đảo Greenland trong 5 năm gần đây tăng gấp 2 lần. Theo ước tính, nếu cả băng đảo Greenland tan chảy thì nước biển sẽ dâng cao lên 7m. Khi ấy, cả đất nước Bãnglađet sẽ chìm ngập dưới biển.
Băng tan ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa mặt trời với trái đất. Băng ở hai vùng Nam cực và Bắc cực đủ để phản xạ lại 90% năng lượng bức xạ mặt trời. Đại dương thì có .tác dụng ngược lại, hấp thu 90% năng lượng bức xạ mặt trời. Nếu như băng ở hai cực này không còn tồn tại thì không biết nhiệt độ của trái đất sẽ tăng nhanh như thế nào.
Không chỉ có hiện tượng băng cực tan chảy, nước biển dâng cao. Trái đất nóng lên đem đến những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Đại dương ngày càng nóng, thế nhưng nhiệt độ nước biển lại ngày càng thấp đi. Mùa đông 2005, 2007 là những điển hình khi nhiều nơi bị những đợt lạnh xuống đến -20 độ c tấn công, gây thiệt hại đến tính mạng con người. Mùa hè nhiệt độ lại lên cực cao, gây hạn hán nhiều hơn, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của con người.
Bạn đã bao giờ từng suy nghĩ xem tại sao môi trường sống của chúng ta lại có những hiện tượng trên?
Tôi đã từng nghe một du khách nước ngoài nhận xét rằng: “Đất nước Việt Nam của các bạn là một đất nước tươi đẹp nhưng môi trường sống của các bạn lại bị ô nhiễm nặng nề”.
Điều này có lẽ, không cần phải đợi đến lời nhận xét trên, chúng ta mới có thể nhận ra. Hầu như ai cũng biết rằng, môi trường sống xung quanh mình đang bị hủy hoại nghiêm trọng nhưng ai cũng nghĩ rằng việc bảo vệ môi trường là. việc của quốc gia, của công ty môi trường, của ai đó chứ không phải của mình.
Người dân luôn luôn xả rác một cách vô tư, hoặc “không hề cố ý’” trên đường, trong công viên, hoặc bất cứ chỗ nào thấy tiện tay.
Chúng ta cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Song, cái lệnh cấm ây dường như chỉ tồn tại trên văn bản giấy tờ, trên các pano dán khắp nơi ở khắp mọi nơi, trên ô tô, trên đường phố, nhà hàng, khách sạn, sân ga... khói thuốc lá vẫn vô tư bay cuồn cuộn. Còn bụi thì từ lâu đã trở thành người “bạn đồng hành” của mọi người dân trên khắp các nẻo đường.
Rác thải cũng vô tư nằm trên mọi nẻo đường. Số lượng được một đội quân vô cùng hùng hậu của các Công ty môi trường thu gom thì lại được “chôn sống” ở các bãi khổng lồ và đến lượt nó, các bãi rác này lại trở thành nhân tố chủ yếu để tàn phá môi trường sống!
Nếu bạn đã từng sang Singapore thì chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước môi trường trong lành, sạch sẽ của đảo quốc xinh đẹp này. Ngay từ khi bước chân xuống sân bay và khi bước ra đường, bạn đã có thể cảm nhận được một không khí trong lành, sạch sẽ với rất nhiều cây xanh. Đường phố không hề có một chút bụi bẩn, người dân không bao giờ có chuyện xả rác ra đường, khạc nhổ hay nhai kẹo cao su trên đường phố.
Singapore có luật pháp nghiêm khắc dành cho những ai vi phạm việc bảo vệ môi trường. Bạn sẽ phải nộp phạt hành chính và quét dọn vệ sinh trong thời gian tùy theo mức độ vi phạm của bạn nếu như cảnh sát bắt được.
Ngay từ bé, những đứa trẻ ở đây đã được giáo dục rất nghiêm ngặt rằng chúng không được tự ý vứt rác không đúng nơi quy định, phải biết bảo vệ đường phố và môi trường sống xung quanh đơn giản như khu phố, trường học, nơi sinh sống. Còn trẻ em nước ta, những giáo dục đó thực ra phần lớn còn trên sách vở. Những đứa trẻ đến trường, ở nhà vẫn thường được dạy rằng “Con phải vứt rác đúng nơi quy định, con không được xả rác ra lòng đường”. Nhưng mẹ lại bảo con rằng “Thôi con cứ vứt ở gốc cây đi, cầm nhiều dính vào tay, bẩn đấy”. Bạn sẽ nghĩ thế' nào? Điều quan trọng nhất, khi bảo vệ môi trường sống cần có là ý thức của mọi người. Tai nạn giao thông làm cho con người chết và thương vong ngay lập tức, còn ô nhiễm môi trường sống thì làm cho con người chết từ từ và chết từ thế hệ này sang thế' hệ khác. Đã đến lúc, cần gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về tình trạng này. cần nhanh chóng có những biện pháp nghiêm khắc, có chiến lược và quy hoạch tổng thể để bảo vệ môi trường sống, trong đó, quan trọng nhất và trước hết phải giải quyết là ý thức tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.
Bảo vệ môi trường sống là lĩnh vực bao gồm một phạm vi rất rộng. Thái độ đối với khói, bụi, nước thải và rác thải là những vấn đề quan trọng nhất, phức tạp nhất. Như các cụ ta vẫn nói, hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Trong khi chờ đợi Nhà nước có kế hoạch, chính sách xây dựng các nhà máy xử lý chất thải hiện đại, mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta hãy tự ý thức và hành động bằng những việc làm nhỏ nhất của mình, trước hết từ việc gạt tàn thuốc lá, để rác đúng nơi quy định. Khi tất cả đều có chung hành động, chúng ta sẽ có một cuộc sống văn minh, một môi trường trong lành. Và mỗi khi có dịp ra nước ngoài tham quan sẽ chẳng có ai còn phải buồn mà than “trông người rồi ngẫm đến ta..