1. Mở bài
Giới thiệu câu nói: Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần thể hiện tư tưởng nhân sinh của vở kịch mà còn gợi bao suy ngẫm sâu sắc cho độc giả khi soi chiếu vào trong chính cuộc sống của mình.
2. Thân bài
– Câu nói thể hiện quan niệm sống của Trương Ba được rút ra từ chính bi kịch sống nhờ cái xác của người hàng thịt.
– Câu nói của Trương Ba đã thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi thực cảnh hiện tại, mong muốn được sống là chính mình mà không phải cuộc sống bị đổi thay, xáo trộn trước sự chi phối, điều khiển của cái xác nữa.
– Trương Ba từ chối cơ hội được sống quý giá để được sống là mình trọn vẹn, để không phải “sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo” nữa.
– Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần phát triển kịch tính của câu chuyện, bộc lộ những giằng xé, đau đớn cũng như những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Trương Ba mà câu nói còn thể hiện được những triết lí sâu sắc
– Con người là thực thể thống nhất giữa phần hồn và phần xác, do đó không thể có một tâm hồn thanh cao, thanh sạch trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
– Khi con người chấp nhận sống nương nhờ, chắp vá không toàn vẹn, không được sống là mình thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, chúng ta có thêm cơ hội để sống thế nhưng cuộc sống ấy cũng thật vô nghĩa.
– Lời nói và hành động của Trương Ba đã thể hiện bản lĩnh và vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật khi sẵn sàng đón nhận cái chết còn hơn sống trong sự dày vò của lương tâm và sự ghẻ lạnh, thất vọng của những người thân yêu
3. Kết bài
Qua câu nói của nhân vật Trương Ba, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện được bi kịch bên trong con người hiện đại: đó là thực trạng con người sống vội, sống gấp, sống thực dụng mà vô tình đánh mất chính mình.