Dàn ý mẫu số 1
1. Mở Bài
· Trong xã hội con người, nơi con người tập trung sinh sống lại có sự lạnh lẽo đáng sợ, sự lạnh lẽo đó bắt nguồn từ sự thiếu vắng tình thương, chính bởi vậy mới có câu "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương".
2. Thân Bài
· Giải thích các khái niệm:
· Bắc Cực là gì?: Là điểm cực Bắc của quả địa cầu, nơi đây có đặc điểm thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt với băng tuyết bao phủ quanh năm
· Tình thương là gì?: Là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, đó là tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ giữa những con người với nhau
· Ý nghĩa câu nói: mang ý nghĩa nói về giá trị đích thực của tình thương trong đời sống con người, con người có thể sống trên Bắc Cực nhưng chắc chắn không thể sống ở nơi thiếu tình thương
· Tại sao Bắc Cực không phải nơi lạnh nhất
· Tại sao nơi thiếu vắng tình thương lại lạnh nhất
· Ý nghĩa và vai trò của tình thương
3. Kết Bài
Bài học nhận thức: Như vậy qua câu nói trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng nơi thiếu vắng tình thương là nơi lạnh nhất, phải nhận thức được rằng sống là phải yêu thương, nếu bản thân sống không có tình thương là đang tự hủy hoại cuộc sống của mình.
Dàn ý mẫu số 2
Mở bài:
* Dẫn dắt vào vấn đề: Nêu hiện trạng xã hội ngày nay; nêu ca dao, tục ngữ,..
* Nêu vấn đề: Có người đã nói “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình người.”
2. Thân bài:
a. Giải thích:
* Bắc Cực: là cực Bắc Trái đất, thuộc kiểu khí hậu hàn đới, lạnh giá quanh năm, nhiệt độ có thể xuống tới -50 độ C.
* Tình người: Tình cảm giữa người với người (tình mẫu tử, tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, lòng yêu mến thầy cô, sự cảm thông với những số phận bất hạnh,…)
=> Nơi thiếu vắng tình người: nơi không tình yêu, lòng thương, sự rung động, đồng cảm; là nơi sự ích kỉ, độc ác lên ngôi.
=> Tiểu kết: Vậy có người đã nói “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình người.”
b. Phân tích:
b.1 Tại sao nói “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực”?
– Các nhà thám hiểm đã tới Bắc Cực và chỉ ra: có sự sinh tồn của con người và động vật.
– Con người sống đoàn kết, lấy tình người sưởi ấm cho nhau cùng trải qua thời tiết khắc nghiệt.
b.2 Tại sao nói nơi lạnh nhất là “nơi thiếu vắng tình người”?
* Hình dung về nơi thiếu tình người: (lấy dẫn chứng từ hiện thực đời sống)
– Con người không sẻ chia, cảm thông cho nhau.
– Con người không đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ nhau mà “thân ai nấy sống”.
– Con người thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác.
– Con người chà đạp, hãm hại nhau vì lợi ích cá nhân.
=> Tóm lại, “nơi thiếu vắng tình người” là nơi con người không biết nuôi dưỡng và sẻ chia tình yêu thương, lòng trắc ẩn, là nơi ta để ích kỉ cá nhân làm chủ bản thân.
* Cái lạnh lẽo đáng sợ của nơi thiếu đi tình thương giữa con người với con người gây ra nhiều hậu quả:
– Với những người không nhận được tình yêu thương:
+ Bế tắc, đau buồn, cô độc và thậm chí là nhận những cái kết đáng thương vì không được cảm thông, chia sẻ. (lấy dẫn chứng từ thực trạng xã hội: những người vô gia cư, người già neo đơn, trẻ sơ sinh bị vứt bỏ, học sinh trong nạn bạo lực học đường,..)
+ Sống khép lòng hơn, không dám chia sẻ, mong được thấu hiểu. (những người bị trầm uất, mắc bệnh thần kinh vì gia đình, bạn bè không quan tâm; xã hội ghẻ lạnh,…)
– Với những người không chia sẻ yêu thương, không biết yêu thương:
+ Không được nhận lại tình yêu, sự đồng cảm, chia sẻ từ người khác.
+ Không được xã hội coi trọng, mọi người yêu mến.
+ Không cảm thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
+ Sống ích kỉ, cô độc, thậm chí là độc ác dẫn đến những hành động xấu.
c. Giá trị, bài học:
* Giá trị của tình người:
– Giúp ta sống thoải mái, yêu đời vì trao gửi yêu thương, cảm thông.
– Được nhận lại tình yêu và lòng coi trọng.
– Giúp đỡ những số phận bất hạnh xung quanh, giúp xã hội đi lên.
– Gắn kết tập thể, cộng đồng, xã hội.
* Bài học: hãy sống có tình người:
– Phát huy và giữ gìn lòng trắc ẩn, tình người.
– Noi gương, cổ vũ và tuyên truyền những tấm gương giàu tình người.
– Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, khép mình; những hành động xuất phát từ việc thiếu tình người.
3. Kết bài:
* Khái quát vấn đề và nêu thái độ của người viết.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề.
Dàn ý mẫu số 3
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát để dẫn đến câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
II. Thân bài
* Giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề.
– Tại sao Bắc Cực không là nơi lạnh nhất:
+ Bắc Cực: là nơi băng tuyết phủ quanh năm, rất khó khăn cho con người sinh trưởng và phát triển.
+ Nhưng đó chỉ là cái khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Không ngăn cản được lòng quyết tâm và công việc của con người.
Dẫn chứng:
– Tại sao nơi không có tình thương là nơi lạnh nhất?
+ Tình thương và nơi có tình thương:
– Thế nào là tình thương, nơi có tình thương?
– Vì sao sống phải cần có tình thương?
– Biểu hiện của tình thương.
Dẫn chứng:
Nơi không có tình thương:
+ Hậu quả của việc sống không có tình thương.
III. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân về bài học qua câu nói ấy.