Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào, mãnh liệt của mọi người dân yêu nước. Nó cũng là đề tài được nhiều tác giả nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác.
Bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và “Việt Bắc” của Tố Hữu đều là những bài thơ mang đậm chất trữ tình, bi hùng về tình cảm quê hương đất nước. Trong đó, nguồn cảm hứng chủ đạo là tình yêu sự gắn bó với mảnh đất mà mình yêu thương.
Tuy nhiên trong hai bài thơ này có những sự khác biệt nhất định trong cách thể hiện cũng như trong dòng cảm xúc của mỗi tác giả.
Nếu như nguồn cảm hứng của bài “Bên kia sông Đuống” bắt nguồn từ những kỷ niệm gắn bó với làng quê, nơi sinh ra và lớn lên, một nơi “chôn rau cắt rốn” của tác giả Hoàng Cầm, khi biết tin giặc chiếm đóng quê hương. Lúc này, tác giả đang ở vùng chiến khu, một nơi do quân cách mạng làm chủ. Tác giả nhìn về quê hương chìm trong khói đạn bom mà không cầm nổi nước mắt, sự xót xa, uất nghẹn.
Vùng quê tác giả Hoàng Cầm sinh ra là một mảnh đất bình yên, trù phú giàu đẹp, với những bãi lúa, nương ngô quanh năm xanh tốt, bởi phù sa của con sông Đuống bồi đắp lên.
Vùng quê Kinh Bắc của tác giả nổi tiếng với làng nghề truyền thống như tranh Đông Hồ là một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng gắn liền với người dân chúng ta thời đó. Những bức tranh tươi vui sinh động miêu tả lại cảnh sinh hoạt, vui chơi, hội hè của người dân ngày xưa đều được tranh Đông Hồ vẽ lại như đám cưới chuột, Bịt mắt bắt dê, ngửa váy hứng dừa…
Bên kia sông Đuống là cảm xúc nghẹn ngào của tác giả về quê hương mình khi giờ đây chìm trong biển lửa bom đạn. Những người dân nơi đó đau khổ lầm than, tan tác, bây giờ đi đâu về đâu?
Còn trong bài thơ “Việt Bắc” tình cảm của tác giả Tố Hữu là nói lên tình cảm quân dân thắm thiết sau mười lăm năm gắn bó, giờ phải xa cách thể hiện sự lưu luyến không muốn rời xa. Việt Bắc cũng không phải là quê hương của Tố Hữu không là nơi chôn rau cắt rốn nhưng lại nuôi nấng, chở che, tác giả những năm kháng chiến ác liệt nhất.
Tình cảm gắn bó với người dân vùng Việt Bắc những người đồng bào dân tộc thân thuộc thắm thiết hơn cả người thân.
Bài thơ “Việt Bắc” là căn cứ địa của những người chiến sĩ kháng chiến. Những kỷ niệm khi được người dân nơi đây cưu mang, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm sẻ áo trong những ngày tháng gian lao nhất. Tình cảm ấy sâu sắc khiến tác giả cảm thấy mình cũng chính là người con của mảnh đất này.
Trong bài thơ Việt Bắc tác giả Tố Hữu đã xem lẫn tình yêu quê hương đất nước với tinh thần cách mạng, tình quân dân gắn bó thắm thiết, không đơn thuần chỉ là tình cảm của mình dành cho một vùng đất trên quê hương Việt Nam thông thường, mà nó là máu thịt của tác giả.
Mỗi bài thơ đều có những biểu hiện, cảm xúc tình cảm riêng của tác giả trong đó nên tạo nên những sức hấp dẫn ấn tượng khác nhau cho người đọc.
Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” hình ảnh sông Đuống hiện lên vô cùng xinh đẹp, xanh tươi làm say đắm lòng người, một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Với tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương thân thương của mình tác giả Hoàng Cầm đã viết những lời thơ vô cùng tươi đẹp đầy sự tự hào về quê hương Kinh Bắc của ông. Dòng sông có cát trắng, nằm thoai thoải hai bên ngô khoai xanh biếc. Dòng sông có chiều dài lịch sử phong phú trải qua hàng trăm năm, gắn liền với nhiều chiến công trong lịch sử hào hùng của dân tộc.
Nhưng rồi một ngày vùng quê xinh đẹp thanh bình đó bị giặc chiếm đóng, chúng là cho nơi đây chỉ còn màu tang tóc, thê lương, khiến cho tác giả cảm thấy xót xa, đau đớn tận cùng…
Bài thơ “Bên kia sông Đuống” kết thúc trong niềm tin tưởng vào cuộc sống thanh bình, những ngày tháng vui vẻ hạnh phúc sẽ lại trở về với vùng quê hương Kinh Bắc của tác giả. Thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai của đất nước mình.
Bài thơ Việt Bắc thể hiện tình cảm quân dân, thiên nhiên vùng núi Việt Bắc qua ngòi bút đa tài của Tố Hữu trở nên vô cùng tươi đẹp. Những kỷ niệm gắn bó thiêng liêng với người dân nơi đây khiến cho tác giả khi phải rời đi xa không thể nào nguôi ngoai.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Những kỷ niệm khi hoạn nạn, cùng chung chí hướng của quân và nhân dân con người vùng quê hương Việt Bắc không lời nào tả hết. Nó thể hiện sự đoàn kết một lòng của người dân với các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ là người thân, người nhà trong cùng một gia đình, cùng chung chí hướng đánh tan kẻ thù xâm lược.
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con trên rẫy nhặt từng bắp ngô”
Bao nhiêu tình cảm keo sơn gắn bó, được tác giả Tố Hữu khắc họa chân thực mộc mạc qua những câu thơ chứa chan tình cảm. Như vậy chúng ta có thể thấy “Việt Bắc” là nguồn cảm hướng về quê hương đất nước, thiên nhiên, con người vùng đất Tây Bắc thân thương. Thể hiện sự gắn kết giữa người dân và Đảng, cách mạng, chiến sĩ bộ đội cụ Hồ là không gì có thể chia lìa, xa cách.
Còn bài thơ “Bên kia sông Đuống” là tình yêu quê hương nơi gắn bó với tuổi thơ của tác giả Hoàng Cầm, nơi có những làng nghề dân tộc nổi tiếng. Nhưng nay phải chìm trong khói bom, đạn lửa, mọi thứ đều tan biến, như khói mây khiến cho tác giả bùi ngùi đau xót.