Bài văn mẫu số 1
Tình yêu đồng hành với nỗi nhớ và sự mong chờ, ngóng đợi. Yêu cuồng điên và nhớ thì cháy bỏng. Ta bắt gặp cảm xúc đó trong thơ Xuân Quỳnh - Một nữ hoàng của thơ tình yêu thế kỉ XX. Nỗi nhớ cứ dâng lên, tầng tầng, lớp lớp qua đoạn thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Giản dị thôi, đơn sơ thôi! Nhưng dường như đó lại là đoạn xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh. Trong bài thơ, tác giả hiện ra như một người phụ nữ đang trầm ngâm suy cảm trước từng con sóng biển. Lần này, đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là chân lý sâu xa biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Bời mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị những khát khao, những mong nhớ dày vò đến cồn cào. Ở đoạn trên, băn khoăn tìm hiểu về nguồn gốc bí ẩn của sóng, thi sĩ thấy bất lực. Nhưng ở đoạn này, xem ra Xuân Quỳnh đã thấy một sự lí giải không ngờ: sóng bắt đầu từ nỗi nhớ:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sóng không ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lý do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là trái tim của biển, là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chỉ vì sóng nhớ bờ da diết mà sóng không ngủ được. Từ đó, thi sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu. Và, thật bất ngờ, thi sĩ khám phá ra chính mình:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này "Ngày đêm không ngủ được". Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến "Cả trong mơ còn thức". Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi Thực và Mộng. Giới hạn của sóng là cõi thực. Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả Thực và Mộng. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảnh khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chỉ cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lý do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! "Cả trong mơ còn thức", lời thơ thật phi lý mà khát khao thật cảm động. Muốn vào cả trong giấc mơ, đó không chỉ là khao khát của tình yêu, với Xuân Quỳnh đó còn là khao khát của tình mẫu tử. Ở một bài khác, viết cho con, chị cũng bộc lộ ham muốn này, nếu không được thì đó là một đau khổ lớn:
Con thức ban ngày mẹ chở che con
Đêm con mơ mẹ làm sao che chở
Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ
Chỉ mình con chống chọi với quân thù
"Cả trong mơ còn thức" sự phi lý đã chứa đựng một chân lý. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu chân thành mãnh liệt mới có thể chia sẻ được điều đó. Tình yêu thứ tình cảm rất xưa mà không cũ. Mỗi đôi lứa đang yêu có một cách khám phá khác nhau về tình yêu. Suốt đời yêu, khát khao được yêu Xuân Quỳnh luôn trăn trở để đến được với một tình yêu đích thực, nồng nàn, chân thật và nâng niu, gìn giữ nó. Chị đã truyền đến cho những người đang yêu ở mọi thế hệ khát khao đó. Bởi thế mỗi người đều tìm thấy mình trong thơ Xuân Quỳnh và đồng cảm sâu sắc với chị.
Bài văn mẫu số 2
"Sóng" là bài thơ dài, lời thơ cũng triền miên như sóng. Hình ảnh sóng biến hoá qua từng khổ, từng khổ. Phải nói rằng hình ảnh nào cũng sâu xa, thi vị Nhưng nếu phải chọn một khổ nào là hay hơn cả, hẳn không ít người sẽ chọn đoạn diễn tả sóng và nỗi nhớ.
Giản dị thôi, đơn sơ thôi! Nhưng dường như đó lại là đoạn xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Trong bài thơ, tác giả hiện ra như một người phụ nữ đang trầm ngâm suy cảm trước từng con sóng biển. Lần này, đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là một chân lý sâu xa: biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm Bởi mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị những khát khao, những mong nhớ dày vò đến cồn cào. ở đoạn trên, băn khoăn tìm hiểu về nguồn gốc bí ẩn của sóng, thi sĩ thấy bất lực. Nhưng ở đoạn này, xem ra Xuân Quỳnh đã thấy một sự lý giải không ngờ: sóng bắt đầu từ nỗi nhớ:
Ôi con sông nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sống không ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lý do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là trái tim của biển, là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chỉ vì sóng nhớ bờ da diết mà sống không ngủ được. Từ đó, thi sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu. Và, thật bất ngờ, thi sĩ khám phá ra chính mình:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sống thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này "Ngày đêm không ngủ được". Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến "Cả trong mơ còn thức". Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi Thực và Mộng. Giới hạn của sống là cõi thực. Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả Thực và Mơ. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng. Câu thơ đã diễn tả thật hàm súc tâm lý của người phụ nữ khi yêu. Chẳng phải khi yêu, người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc? Cho nên người phụ nữ này ở đâu cũng muốn thức. Phải cố thức cả trong cõi thực lẫn trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảnh khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chỉ cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lý do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! "Cả trong mơ còn thức", lời thơ thật phi lý mà khát khao thật cảm động. Muốn vào cả trong giấc mơ, đó không chỉ là khao khát của tình yêu, với Xuân Quỳnh đó còn là khao khát của tình mẫu tử.
Ở một bài khác, viết cho con, chị cũng bộc lộ ham muốn này, nếu không được thì đó là một đau khổ lớn:
Con thức ban ngày mẹ chở che con
Đêm còn mơ mẹ làm sao che chở
Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ
Chỉ mình con chống chọi với quân thù
"Cả trong mơ còn thức" sự phi lý đã chứa đựng một chân lý. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu. biết yêu chân thành mãnh liệt mới có thể chia sẻ được điều đó.
Tình yêu là một lĩnh vực xưa cũ mà luôn mới mẻ. Xưa cũ và mới mẻ như chính con người, cùng với cả loài người. Mỗi đôi lứa yêu nhau là một khám phá về tình yêu. Mỗi thi sĩ đem đến một phát hiện mới về tình yêu. Xuân Quỳnh là một tâm hồn sống trong tình yêu, sống bằng tình yêu. Suốt đời trăn trở kiếm tim một tình yêu lý tưởng. Suốt đời mệt nhoài để chắt chiu gìn giữ cái hạnh phúc đời thường. Cho nên mỗi lời thơ được viết ra dường như đều được trả giá bằng chính những khắc khoải của bản thân mình. Thơ Xuân Quỳnh đã đi vào tâm hồn người đọc và làm rung động mãi lòng ta có lẽ là vì thế.