Nghị luận về câu nói: Thất bại là mẹ thành công
Truyền thuyết kể rằng: trong nhân gian tồn tại một con đường mang tên là Thành Công. Nhưng chỉ khi đi hết con đường đó ta mới có được thành công. Biết bao kẻ tự tin rằng mình sẽ đi hết con đường nhưng rồi rất nhanh quay trở lại khi chưa đến được đích.. Họ kể rằng mình đã gặp quái thú cản đường tự xưng là Thất Bại. Vậy mà vẫn có người di hết con đường và mang về cho mình sự thành công. Họ cũng gặp phải nhiều thất bại nhưng khác với những kể quay về trước đó là họ đã dám đứng lên vượt qua thất bại và bước tiếp. Từ thất bại mà con người ta trưởng thành hơn và từ đó rút ra một kinh nghiệm đáng để suy ngẫm: "Thất bại là mẹ thành công".
Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái ngược vơi thành công. Cảm giác thất bại thật là tồi tệ khi mọi công sức, mơ ước, hi vọng, niềm tin của mình đều bị sụp đổ. Rất it ai chịu được nỗi đau này mà dũng cảm bước tiếp. Từ bỏ và không bao giờ làm nữa-đó là câu chốt khép lại bao ước mơ còn dang dở. Thật đáng tiếc cho những ai dám bước chân đi trên con đường này rồi mà không đủ kiên nhẫn, dũng cảm vượt qua thử thách-đón nhận bài học đầu tiên trên bước đường thành công. Đã bao giờ họ thử bình tâm suy nghĩ xem nguyên nhân thất bại là gì hay chỉ ngồi than thân trách phận đổ lỗi cho may mắn? Có rất nhiều yếu tố làm nên thành công nhưng chủ yếu là dựa vào năng lực và thời cơ. Một người có ý chí mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân khi thất bại sẽ ngồi suy ngẫm lí do vì sao mình thất bại. Nếu là do năng lực, kĩ năng thì sẽ dành thêm chút thời gian nữa để quan sát, học tập, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức. Còn nêu do thời điểm thực hiện chua đủ chín để thành công thì sẽ kiên nhẫn đợi thời cơ để thực hiện. Vậy đấy, có thất bại ta mới nhận ra mình đã đúng, sai ở đâu để sửa lại. Đối đầu, lăn lộn với thất bại rèn luyện con người sự kiên nhẫn, tinh ranh sẵn sàng đối đâu với mọi thử thách sau này.
Với những người mang trong mình sự kiêu hãnh, thất bại còn là sự khiêu khích của thành công, là động lực thôi thúc khát khao chinh phục thành công bởi những người như vậy không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại-đó là lí do vì sao thất bại sinh ra thành công vậy.
Bây giờ dẫu biết rằng "thất bại là mẹ thành công" nhưng vẫn có it ai vươn lên để thành công từ những thất bại. Đó là bởi vì suy nghĩ về thất bại trong mỗi người khác nhau. Những người không thành công thì cho rằng thất bại là mất hết tất cả, ước mơ sẽ không bao giờ thành hiện thực. Họ nản lòng nên đành dừng lại chọn cho mình một con đường an toàn nhưng chắc chắn la không có thành công. Thật nực cười khi thất bại của người này bỗng dưng bị biến thành thất bại của người khác, bị mặc định ước mơ như thế này chỉ là viễn vông. Trong dịp làm hồ sơ đăng ký học đại học rất nhiều phụ huynh lấy thất bại của những ngươi trong làng mà bắt ép con em mình từ bỏ niềm đam mê để đăng ký vào trường, ngành nghề theo sở thích của mình hoặc từ bỏ học đại học về làm công ty vì sợ không xin được việc dù bạn ấy có học lực khá. Đúng là có rất nhiều dẫn đến thành công nhưng con đường nào cũng đầy khó khăn và thất bại. Vậy tại sao ta không dám chọn cho mình con đường mình yêu thích và rồi dũng cảm vượt qua những thất bại đầu đời?
Ai cũng nhìn vào sự thành công của một người nào đó, trầm trồ khen ngợi và ước muốn được như vậy nhưng ai để ý đến những thất bại đã bị họ đánh gục trên bước đường thành công? Tỷ phú Jack Ma bắt đầu bước đến thành công bằng một chuỗi thất bại: nhà nghèo, trượt tiểu học 2 lần, trượt trung học 3 lần, bị trường đại học Harvard từ chối 10 lần, phải thi 2 lần mới đậu đại học Hàng Châu, bị từ chối hồ sơ cho 30 công việc khác nhau. Và nhờ sự cố gắng không ngừng ông đã đạt được thành công mà nhiêu người tham muốn. Nhưng những gì kinh nghiệm ông chia sẻ cho các bạn trẻ đó là: "Chúng tôi sẽ làm tất cả để thành công đơn giản là chúng tôi là những người trẻ và không bao giờ biết từ bỏ".Nhà khoa học Thomas Edison đã phải trải qua 10000 lần thất bại mới chế tạo ra đèn điện như bây giờ. 10000 lần thất bại-con số khủng khiếp mà bạn trẻ nào dám can đảm để nói không từ bỏ? Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay em Nguyễn Thị Thắm (Quan Sơn-Thanh Hóa) là nhưng con người minh chứng cho cuộc đời bại dường như đã định sẵn từ lúc mới sinh ra: bị tật cả hai tay, không thể viết, vẽ,… bằng đôi tay lành lặn. Nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường thầy Ký, em Thắm đã biến thất bại thành thành công khi đôi chân cầm bút viết nên những nét chữ đẹp, những bức tranh xuất sắc. Thật đáng khâm phục biết bao khi quanh ta vẫn luôn có những tấm gương vượt khó vươn lên từ thất bại để chúng ta học hỏi. Nhưng rồi cũng xấu hổ biết bao khi bao bạn trẻ hoàn thiện về thể xác nhưng ý chí, lòng quyết tâm thành công không bằng những con người khổ sở hơn họ rất nhiều lần.
Thành công nếu có đến dễ dàng cũng sẽ nhanh mất đi thôi."Không trải qua những ngày mưa gió bão bùng ngươi ta sẽ chẳng bao giờ biết trân qúy những ngày rực nắng","Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp chông gai ý nguyện không kiên cường" (Khổng Tử). Thành công mà con ngươi ta giành lấy từ tay thất bại thì đó mới là thành công thực sự khiến ta phải trân qúy nó. Ta sẽ giữ được thành công và vươn nó ra xa hơn bởi thất bại đã ren cho con người ý chí kiên cường, không nản lòng khuất phục trước khó khăn.
"Thất bại là mẹ thành công", câu nói khuyên người ta khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để không bị như vậy nữa và lần sau làm thế nào để đạt được. Nó còn có một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, làm cho người ta lấy lại sự tự tin. Câu nói này chỉ có tác dụng và ý nghĩa với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi.
Tôi đã nghe từ đâu đó có ai nói rằng:"Khi bạn thất bại, bạn từ bỏ cơ hội làm lại và mãi mãi ở vị trí cũ hay làm lại để có một vị trí khác tốt đẹp hơn". Đó là câu hỏi, sự lựa chọn của những ai đang nản lòng trước thất bại thì hãy cố gắng lên, can đảm lên để xứng đáng có được thành công.