Trong xã hội hiện nay có kẻ giàu người nghèo. Nhưng những người luôn cố gắng họ cũng sẽ học hỏi không ngừng để có thể vươn lên thoát nghèo, bên cạnh đó lại có một bộ phận những người không chịu cố gắng mà a dua học đòi theo những phong cách thời thượng của người khác để có thể làm sự chú ý cho mọi người ta đây cũng như những người có quyền cao, có tài năng như kia. Nhưng điều đáng nói là thói a dua của các bạn trẻ thường là những lối đua đòi không hơn không kém. Và đã có ý kiến nhận xét về thói a dua này đó chính là “Thói a dua có thể khiến con người đánh mất mình một cách nhanh chóng và ngọt ngào nhất” gây được sự chú ý của mọi người.
Đầu tiên ta phải hiểu a dua là gì? A du được biết đến như là một căn bệnh hùa theo người khác một cách thiếu suy nghĩ hoặc để lấy lòng một ai đó. Và tác hại của thói a dua đó chính là đánh mất chính mình. Bởi bạn phải hùa theo những suy nghĩ, nhưng vẻ bề ngoài trưng diện,… của người khác mà không phải của cá nhân mình. Và có thể nhận thấy chính ý kiến bàn về sự nguy hại của thói a dua trong cuộc sống của con người dường như bạn đã vô tình để mình vào những trường hợp dở khóc dở cười vì mình bị rơi vào trường hợp mình không phải là mình sẽ gây ra những sự lố bịch và kệch cỡm không phù hợp.
Thói a dua được biểu hiện cũng dễ nhận thấy được đó chính là việc như đua đòi để giống hoặc bằng người khác về ngoại hình, cách sống của chính họ. Ta dường như cũng đã thấy được cả những phát ngôn và hành động theo đám đông, cuốn theo đám đông một cách vô thức không hay.
Ta như thấy được có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng và thói quen không tốt này đó như bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan đó chính là mỗi con người là một phần của xã hội nên khó tránh tâm lý bầy đàn, chúng dường như không thể sống thiếu đám đông, xã hội. Đám đông chính là một chỗ dựa nên con người đôi khi tin đám đông hơn tin bản thân mình. Ta như thấy được những cá nhân thành đạt có tầm ảnh hưởng lớn đến người khác.
Ngay cả bản thân sự thành công và nổi tiếng của họ dễ tạo niềm tin cho người khác, khiến người ta ít suy xét nên thường nói và làm theo một cách dễ dãi mà không hề phân biệt được đó là tốt xấu, nên hay không nên.
Xét về nguyên nhân chủ quan đó chính là những người có thói a dua là người không có lòng tự trọng, bởi nghĩ và cũng như đã làm theo người khác là thiếu tôn trọng ngay cả chính bản thân mình. Do đó mà ta như thấy được con người đánh mất niềm tin vào sức mạnh, năng lực, lý trí, và cả những vốn tri thức… nên dần dần dường như cũng đã thay thế vào đó là chỗ dựa của sức mạnh mạnh đám đông kia và dường như họ quên mất rằng mình cần có chủ kiến trong mọi chuyện. Phải thấy, sống và dường như cũng đã bị cuốn đi là khác nhau. Sống là khi được là chính mình. Khi chúng ta đã bị cuốn đi là làm theo người khác, phong trào thường cuốn người ta đi như cũng đã dẫn đến việc đánh mất bản ngã con người.
Hậu quả như đúng là thói a dua có thể khiến con người đánh mất mình một cách rất nhanh chóng và ngọt ngào nhất. Có lẽ rằng con người sống với thói a dua sẽ rơi vào nhưng trạng thái, những tình trạng đánh mất mình từng ngày mà vẫn yên trí, vẫn đặt cược niềm tin như thật là mù quáng vào đám đông cho đến một ngày họ không còn là chính mình. Chính bởi vậy, nghĩ và làm theo kẻ khác là đánh mất nhân cách của mình, trở thành công cụ, thành cái bóng, bản sao của người khác, không bao giờ là được là bản chính của chính mình cả thật buồn lòng biết bao nhiêu.
Chính chúng ta như cũng đã thấy được cái thói a dua khiến cộng đồng dễ bị kích động thì tất yếu và chắc chắn sẽ dẫn tới việc xã hội rất dễ bị tổn thương, nhiễu loạn. Dường như nó cũng sẽ gây ra tổn thương cho người khác dễ dàng thì cũng đồng thời tạo ra bất ổn cho chính mình. Nếu căn bệnh a dua ngày ngày một phát triển lên và sẽ đến lúc mọi người đều lười biếng trong việc nhìn nhận suy xét mọi vấn đề đó.
Có thể thấy được thực trạng đáng buồn của hiện tượng này chính vì thế mà cần phải có những giải pháp quan trọng được đề ra, đó chính là mỗi người cần đề cao sức mạnh cá nhân, sống có lòng tự trọng, có cả những cái tôi. Ta như thấy được chính một xã hội nhân danh văn minh thì rất cần những ứng xử và suy xét rất là văn minh. Sống trong đời, mỗi người cần suy xét đến tính đúng sai và cũng như cách nhìn nhận cho ngọn ngành, nhân văn mọi chuyện đang diễn ra.
Và có thể khẳng định rằng a dua là một thói xấu cần tránh. Con người chỉ thực sự là mình khi có cả những lòng tự trọng, tự tôn. Hiện nay thì bản thân chúng ta cũng nên cần nhận thấy thói a dua hoàn toàn khác với thái độ chủ động học hỏi và để có thể tiếp thu trí tuệ, tinh hoa của người khác để làm giàu cho mình. Có lẽ chính bởi vậy mà chúng ta cũng như nên sống bằng cái đầu của mình, dùng trải nghiệm của bản thân để có thể suy xét các vấn đề trong cuộc sống, từ đó hình thành chính kiến và chủ kiến của bản thân chứ đừng phải học theo những điều không tốt của một ai cả.