Mỗi chúng ta không thể quên khi nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng, một nhà văn với tình yêu thương con người không giới hạn, tình yêu thương đồng cảm của ông được đúc kết từ những nỗi đau của chính bản thân ông. Nguyên Hồng không chỉ cảm thông cho số phận cậu bé nào đó đã xa mẹ một thời gian nhưng không lúc nào nguôi nhớ đến, khi gặp lại thì vui mừng vỡ òa trong hạnh phúc mà tác giả còn đồng cảm và hiểu hết được lòng người phụ nữ bị ép hôn. Đó chính là nhân vật Huệ Chi trong tác phẩm Huệ Chi đêm tân hôn.
Tác giả không vòng vo mà đi thẳng vào cái nỗi đau khốn khổ của Huệ Chi bằng những văn cảnh bà nội phó thác sứ mệnh cứu lấy cả nhà. Huệ Chi là một cô gái trong nhà đó và cô không thích cuộc hôn nhân này. Nói cách khác thì Huệ Chị đang bị ép lấy một tên tướng Nhật mà cô không hề muốn. Cuộc hôn nhân đó được Nguyễn Kim Tú dựng nên. Người ấy đã sắp xếp cuộc hôn nhân ấy một cách vô cùng gấp gáp. Về phần Huệ Chi, vì là một cô gái thánh thiện cho nên cô chấp nhận hi sinh tất cả vì lòng yêu thương gia đình. Điều đó cho thấy cô là một cô gái rất hiếu thảo với ông bà cha mẹ mình, biết hy sinh chính tình yêu của bản thân để cứu gia đình.
Thế rồi Nguyễn Kim Tú để cho cô yên khoảng nửa tiếng rồi tiến hành cuộc hôn nhân này. Huệ Chi nằm yên im lặng, sự im lặng ấy như nói lên tất cả những gì là đau đớn, là tủi hờn.Mấy tiếng nữa thôi, cô sẽ trở thành vợ của tên phát xít mà phát xít lại là nguyên nhân gây ra chiến tranh. Miêu tả thiên nhiên ấy nhưng thật ra là Nguyên Hồng đang lấy cảnh để miêu tả tâm trạng con người² trời chiều gió to thêm. Ngoài vườn những cành lá…thi nhau nổi sóng sóng ngoại cảnh hay chính là sóng trong lòng của nhân vật.
Thế rồi nỗi đau trong cô bỗng dưng kéo đến nó được thể hiện rất rõ qua những chi tiết «phút thì điện giật, phút thì kim châm,phút thì nước trà thái sát bên thái dương, trong đầu não trên đỉnh đầu và khắp các chân tóc ». Đó chính là nỗi đau mà Huệ Chi chịu đựng. Nó như kim châm lên tất cả những huyệt đạo của cô, nỗi đau ấy không chỉ thấm tim mà còn thấm vào não bộ của cô. Cô đau đớn đến mức những giải pháp cho bớt đau đầu như đọc kinh thánh để trọn vẹn nhập vào đức chúa cũng không thể nào làm cho cô bớt đau. Nỗi đau ấy quá lớn so với cô, cô không thể nào chịu đựng nổi.
Những hoàn cảnh hiện tại khiến cho cô nghĩ về những hồi ức khi xưa. Cô nhớ đến cha của mình, người đã bắn chết người để rồi thắt cổ tự tử trong nhà ngục. Huệ Chi đã chứng kiến cảnh ấy nhưng cô không thể tin vào mắt mình và cô không tin đó là sự thật. Huệ Chi không thể chấp nhận sự thật nghiệt ngã vì thế cô cứ mặc nhiên và cố gắng phủ định nó.Nhưng mọi sự thật đau lòng mà ai cũng biết đó là nếu phủ định một cái mập mờ khó hiểu hay chưa biết chính xác còn phủ định được chứa một sự thật do chính bản thân mình chứng kiến thì làm sao có thể phủ định được.Huệ Chi vật lộn quằn quại với chính những sự thật ấy. Vì với một cô gái lương thiện như cô thì không thể nào chấp nhận được tội ác và cái chết bi thảm của cha mình.
Chi tiết ấy thể hiện sự dằn vặt của Huệ Chi, nó nổ tung quan niệm về tình đời và cuộc sống đầy đức hi sinh và vị tha của Huệ Chi. Để cô hiểu không thể nhìn đời bằng màu hồng nữa mà bắt buộc cô phải chấp nhận số phận mình, nhìn cuộc đời bằng bằng màu đen tối, đó chính là những khó khăn, vất vả mà cô cần biết. Cho nên việc bị ép lấy tên Nhật kia là một sự thật đau đớn của Huệ Chi.
Những nỗi đau đớn ấy khiến cho cô đứt từng đoạn ruột và những dây thần kinh trên não. Dòng thời gian của tâm trạng nó diễn ra chậm chạp hơn dòng thời gian theo khóa biểu rạch ròi, nhảy cóc đến chóng mặt của Kim Tú, Bốn Mắt và bè lũ.Cách miêu tả thời gian rất khác nhau, một bên là hiện thực phiến loạn trong đó chuyện cưới xin, tình cảm cũng được tính toán dứt khoát khô khan. Dòng thời gian này sẽ nghiền nát dòng thời gian suy nghĩ của Huệ Chi và dĩ nhiên tính cách của Huệ Chi sẽ vỡ tan tành khi đụng phải đám người thực dụng và độc ác. Tiếng gọi văng vẳng được vang lên trong tâm thức.
Trong nỗi đau đớn ấy, cô nghe như có ai đó gọi mình, đó chính là mẹ cô. Thế nhưng cô đã không còn ai để dựa dẫm nữa, tình cảm trong cô là bản năng cô quyết níu giữ hình bóng của mẹ. Huệ Chi nói chuyện với mẹ đầy ngây thơ và thánh thiện. Cô luôn tin vào chúa chính vì thế mà cô như đang siêu thăng. Người mẹ của Huệ Chi hiện lên thật sự rất đẹp giống như một mẩu cảnh vật. Và trong trí nhớ ấy mẹ cô là một người chăm lo cho con, nũng nịu con, hứa cho con những món quà quê. Người mẹ đó còn trách móc yêu thương Huệ Chi và gối đầu cho cô ngủ. Cô cứ đắm chìm trong đó, xung quanh cô những đồ vật ấy trở thành hoa, toàn là hoa sen, hoa huệ và hoa hồng bạch, có lẽ Huệ Chi phải là một người trong trắng lắm mới như thế. Tuy nhiên nó cũng như báo hiệu cho ta biết một cảnh tang tóc đang sắp diễn ra !
Ngoại cảnh không làm cho cô tỉnh giấc mà làm cho cô cứ lạc vào chốn mơ mộng, lời độc thoại với mẹ đã khiến Huệ Chi mơ về miền quê ngoại của mình, lời độc thoại ấy bỗng ngắt quãng khiến cho Huệ Chi đi trên sân thượng mà không hề hay biết. Huệ Chi lại tiếp tục trở về dòng hồi ức bị ngắt quãng rồi lại quay về với những hình ảnh của mẹ. Và chính những suy nghĩ ấy cùng với những tiếng gọi thân thương của mẹ Huệ Chi đã quyết định tự tử. Cái chết ấy giúp cô hạnh phúc hơn, cô không phải chịu đau đớn khi phải sống chung với cái ác nữa. Cô giải thoát cho chính bản thân mình để về với cái đẹp, cái nhân ái vĩnh viễn.
Không ở chúa mà chính là ở tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể thấy tình mẫu tử ấy cất lên thành tiếng lời. Huệ Chi từ đây sẽ thanh thản mà sống với tình mẫu tử thiêng liêng cô đã giải thoát cho chính mình khỏi những con người lợi dụng mình. Cô vẫn thánh thiện như sự ra đi của cô, vô cùng nhẹ nhàng.