Tính diện tích hình chữ nhật có tỉ số giữa hai cạnh của nó là \(\dfrac{5}{7}\) và chu vi bằng \(48m\).
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là \(x(m)\), chiều dài của hình chữ nhật là \(y(m)\) \(\left( {0 < x < y} \right)\)
Tỉ số giữa hai cạnh của hình chữ nhật là \(\dfrac{5}{7}\) nên suy ra \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{7} \Rightarrow \dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{7}\)
Chu vi của hình chữ nhật bằng \(48m\) nên \(2(x + y) = 48 \Rightarrow x + y = 24\).
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{{x + y}}{{5 + 7}} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2\)
Do đó \(\dfrac{x}{5} = 2 \Rightarrow x = 10\) và \(\dfrac{y}{7} = 2 \Rightarrow y = 14\)
Hai giá trị \(x,y\) thỏa mãn \(0 < x < y\).
Diện tích hình chữ nhật là \(10.14 = 140\,\left( {{m^2}} \right)\).
Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với $4; 5; 3$ và chu vi của nó bằng $120m.$ Tính cạnh lớn nhất của tam giác đó.
Gọi các cạnh của tam giác là $x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)$
Theo đề bài ta có \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{3}\) và \(x + y + z = 120\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{3} = \dfrac{{x + y + z}}{{4 + 5 + 3}} = \dfrac{{120}}{{12}} = 10\)
Do đó \(x = 4.10 = 40\,m\); \(y = 5.10 = 50m\); \(z = 3.10 = 30\,m\).
Cạnh lớn nhất của tam giác dài \(50\,m.\)
Lớp 7A có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 26. Tỉ số giữa số học sinh nam và nữ là 3,6. Tính số học sinh của lớp 7A.
Gọi số học sinh nam là \(x\), số học sinh nữ là \(y\) \((x,y \in {\mathbb{N}^*};x > 26)\)
Lớp 7A có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 26 nên ta có: \(x - y = 26\)
Tỉ số giữa số học sinh nam và nữ là 3,6 nên \(\dfrac{x}{y} = 3,6 \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{{36}}{{10}} \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{{18}}{5} \Rightarrow \dfrac{x}{{18}} = \dfrac{y}{5}\)
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{{18}} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{{x - y}}{{18 - 5}} = \dfrac{{26}}{{13}} = 2\)
Do đó
\(\dfrac{x}{{18}} = 2 \Rightarrow x = 2.18 = 36\)
\(\dfrac{y}{5} = 2 \Rightarrow y = 10\)
Hai giá trị \(x,y\) thỏa mãn \(x,y \in {\mathbb{N}^*};x > 26\).
Khi đó \(x + y = 36 + 10 = 46\)
Vậy số học sinh của lớp 7A là \(46\) học sinh.
Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với 5; 6; 7 và chu vi của nó bằng 108m. Tính cạnh lớn nhất của tam giác đó.
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\)
Theo đề bài ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7}\) và \(x + y + z = 108\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x + y + z}}{{5 + 6 + 7}} = \dfrac{{108}}{{18}} = 6\)
Do đó \(x = 6.5 = 30\,m\); \(y = 6.6 = 36\,m\); \(z = 6.7 = 42\,m\).
Các giá trị \(x;y;z\) thỏa mãn \(x;y;z > 0\).
Cạnh lớn nhất của tam giác dài \(42\,m.\)
Ba tổ trồng được 108 cây. Biết rằng số cây của ba tổ trồng tỉ lệ với số học sinh của mỗi tổ và tổ 1 có 7 bạn, tổ 2 có 8 bạn và tổ 3 có 12 bạn. Tính số cây tổ 2 trồng được.
Gọi số cây tổ \(1,2,3\) trồng được lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Theo bài ra ta có: \(\dfrac{x}{7} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{{12}}\) và \(x + y + z = 108\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{7} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{{12}}\)\( = \dfrac{{x + y + z}}{{7 + 8 + 12}} = \dfrac{{108}}{{27}} = 4\)
Do đó:
\(x = 4.7 = 28\); \(y = 4.8 = 32\); \(z = 4.12 = 48\)
Các giá trị \(x;y;z\) thỏa mãn \(x;y;z \in {\mathbb{N}^*}\).
Vậy số cây tổ \(2\) trồng được là \(32\) cây.
Chọn câu đúng. Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì:
Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\)
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d} = \dfrac{{a + b}}{{c + d}} = \dfrac{{a - b}}{{c - d}}\) nên A, C, D sai, B đúng.
Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với $4; 5; 3$ và chu vi của nó bằng $120m.$ Tính hiệu của cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất của tam giác đó.
Gọi các cạnh của tam giác là $x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)$
Theo đề bài ta có \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{3}\) và \(x + y + z = 120\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{3} = \dfrac{{x + y + z}}{{4 + 5 + 3}} = \dfrac{{120}}{{12}} = 10\)
Do đó \(x = 4.10 = 40\,m\); \(y = 5.10 = 50m\); \(z = 3.10 = 30\,m\).
Hiệu của cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất của tam giác đó là: \(50-30=20 m\).
Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{1 + 2y}}{{18}} = \dfrac{{1 + 4y}}{{24}} = \dfrac{{1 + 6y}}{{6x}}\).
Điều kiện: \(x \ne 0\)
Từ \(\dfrac{{1 + 2y}}{{18}} = \dfrac{{1 + 4y}}{{24}} = \dfrac{{1 + 6y}}{{6x}}\) suy ra \(\dfrac{{1 + 2y}}{{18}} = \dfrac{{1 + 4y}}{{24}}\)
Khi đó \(24.(1 + 2y) = 18.(1 + 4y)\)
\( \Rightarrow 24 + 48y = 18 + 72y\)
\( \Rightarrow 72y - 48y = 24 - 18\)
\( \Rightarrow 24y = 6\)
\( \Rightarrow y = \dfrac{1}{4}\)
Với \(y = \dfrac{1}{4}\) thay vào \(\dfrac{{1 + 4y}}{{24}} = \dfrac{{1 + 6y}}{{6x}}\) ta được:
\(\dfrac{{1 + 4.\dfrac{1}{4}}}{{24}} = \dfrac{{1 + 6.\dfrac{1}{4}}}{{6x}}\)
\( \Rightarrow \dfrac{2}{{24}} = \dfrac{{1 + \dfrac{3}{2}}}{{6x}}\) \( \Rightarrow \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{\dfrac{5}{2}}}{{6x}}\) \( \Rightarrow 6x = 12.\dfrac{5}{2}\) \( \Rightarrow 6x = 30\) \( \Rightarrow x = 5\)
Vậy \(x = 5\) (thỏa mãn).
Cho \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{b}{c} = \dfrac{c}{a};\,a,b,c \ne 0;\,a + b + c \ne 0\) và \(b = 2018\). Tính \(a - c.\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được:
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{b}{c} = \dfrac{c}{a} = \dfrac{{a + b + c}}{{b + c + a}} = 1\) (do \(a + b + c \ne 0\) )
Suy ra \(a = b;b = c;c = a \Rightarrow b = c = a = 2018\)
Vậy \(a - c = 2018 - 2018 = 0\).
Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với 5; 6; 7 và chu vi của nó bằng 108m. Tính cạnh nhỏ nhất của tam giác đó.
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\)
Theo đề bài ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7}\) và \(x + y + z = 108\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x + y + z}}{{5 + 6 + 7}} = \dfrac{{108}}{{18}} = 6\)
Do đó \(x = 6.5 = 30\,m\); \(y = 6.6 = 36\,m\); \(z = 6.7 = 42\,m\).
Các giá trị \(x;y;z\) thỏa mãn \(x;y;z > 0\).
Cạnh nhỏ nhất của tam giác dài \(30\,m.\)
Tính diện tích hình chữ nhật có tỉ số giữa hai cạnh của nó là \(\dfrac{3}{10}\) và chu vi bằng \(52m\).
Nửa chu vi hình chữ nhật là \(52:2 = 26\,m\)
Gọi hai cạnh của hình chữ nhật là \(x;y\left( {0 < x < y} \right)\)
Ta có \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{10} \Rightarrow \dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{10}\) và \(x + y = 32\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{10} = \dfrac{{x + y}}{{3+10}} = \dfrac{{26}}{13} = 2\)
Do đó \(x = 3.2 = 6\) và \(y = 10.2 = 20\)
Diện tích hình chữ nhật là \(6.20 = 120\,\left( {{m^2}} \right)\)
Tính tổng \(x+y+z\) biết \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y + 3}}{4} = \dfrac{{z - 5}}{6}\,\,\,(1)\) và \(5z - 3x - 4y = 50\)
Nhân cả tử và mẫu của tỉ số thứ nhất, thứ hai và thứ ba của $(1)$ lần lượt với \( - 3; - 4;5\) ta được
\(\dfrac{{ - 3\left( {x - 1} \right)}}{{ - 6}} = \dfrac{{ - 4\left( {y + 3} \right)}}{{ - 16}} = \dfrac{{5\left( {z - 5} \right)}}{{30}}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{{ - 3\left( {x - 1} \right)}}{{ - 6}} = \dfrac{{ - 4\left( {y + 3} \right)}}{{ - 16}} = \dfrac{{5\left( {z - 5} \right)}}{{30}}\)\( = \dfrac{{ - 3\left( {x - 1} \right) - 4\left( {y + 3} \right) + 5\left( {z - 5} \right)}}{{ - 6 - 16 + 5.6}}\) \( = \dfrac{{ - 3x + 3 - 4y - 12 + 5z - 25}}{8} = \dfrac{{\left( {5z - 3x - 4y} \right) - 34}}{8}\)
\( = \dfrac{{50 - 34}}{8} = \dfrac{{16}}{8} = 2\)
Do đó \(\dfrac{{x - 1}}{2} = 2 \Rightarrow x - 1 = 4 \Rightarrow x = 5\)
\(\dfrac{{y + 3}}{4} = 2 \Rightarrow y + 3 = 8 \Rightarrow y = 5\)
\(\dfrac{{z - 5}}{6} = 2 \Rightarrow z - 5 = 12 \Rightarrow z = 17\)
=> \(x = 5;y = 5;z = 17.\)
Vậy \(x+y+z=5+5+17=27\).
Tìm tổng \(x+y+z\) biết \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y - 2}}{3} = \dfrac{{z - 3}}{4}\) và \(2x + 3y - z = 50\).
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y - 2}}{3} = \dfrac{{z - 3}}{4} = \dfrac{{2(x - 1)}}{4} = \dfrac{{3(y - 2)}}{9}\)\( = \dfrac{{2(x - 1) + 3(y - 2) - (z - 3)}}{{4 + 9 - 4}}\)
\( = \dfrac{{2x - 2 + 3y - 6 - z + 3}}{9}\)\( = \dfrac{{2x + 3y - z - 5}}{9} = \dfrac{{50 - 5}}{9} = 5\)
Do đó
\(\dfrac{{x - 1}}{2} = 5 \Rightarrow x - 1 = 10 \Rightarrow x = 11\)
\(\dfrac{{y - 2}}{3} = 5 \Rightarrow y - 2 = 15 \Rightarrow y = 17\)
\(\dfrac{{z - 3}}{4} = 5 \Rightarrow z - 3 = 20 \Rightarrow z = 23\)
=> \(x = 11;\,y = 17;\,z = 23\)
Vậy \( x+y+z=11+17+23=51\).
Cho \(2a = 3b,5b = 7c\) và \(3a + 5c - 7b = 30\). Khi đó \(a - b + c\) bằng
Ta có \(2a = 3b \Rightarrow \dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{2} \Rightarrow \dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}}\,\left( 1 \right)\) (nhân cả hai vế với \(\dfrac{1}{7}\))
Và \(5b = 7c \Rightarrow \dfrac{b}{7} = \dfrac{c}{5}\) \( \Rightarrow \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\,\left( 2 \right)\) (nhân cả hai vế với \(\dfrac{1}{2}\))
Từ (1) và (2) ta có \(\dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\)\( = \dfrac{{3a - 7b + 5c}}{{3.21 - 7.14 + 5.10}} = \dfrac{{30}}{{15}} = 2\)
Do đó \(\dfrac{a}{{21}} = 2 \Rightarrow a = 42\); $\dfrac{b}{{14}} = 2 \Rightarrow b = 28$ và \(\dfrac{c}{{10}} = 2 \Rightarrow c = 20\)
Khi đó \(a - b + c = 42 - 28 + 20 = 34.\)
Cho \(2a = 3b,5b = 7c\) và \(3a + 5c - 7b = 30\). Khi đó \(a + b + c\) bằng
Ta có \(2a = 3b \Rightarrow \dfrac{a}{3} = \dfrac{b}{2} \Rightarrow \dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}}\,\left( 1 \right)\) (nhân cả hai vế với \(\dfrac{1}{7}\))
Và \(5b = 7c \Rightarrow \dfrac{b}{7} = \dfrac{c}{5}\) \( \Rightarrow \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\,\left( 2 \right)\) (nhân cả hai vế với \(\dfrac{1}{2}\))
Từ (1) và (2) ta có \(\dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{a}{{21}} = \dfrac{b}{{14}} = \dfrac{c}{{10}}\)\( = \dfrac{{3a - 7b + 5c}}{{3.21 - 7.14 + 5.10}} = \dfrac{{30}}{{15}} = 2\)
Do đó \(\dfrac{a}{{21}} = 2 \Rightarrow a = 42\); $\dfrac{b}{{14}} = 2 \Rightarrow b = 28$ và \(\dfrac{c}{{10}} = 2 \Rightarrow c = 20\)
Khi đó \(a + b + c = 42 + 28 + 20 = 90.\)
Cho \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5}\) và \(xy = 10\). Tính $x + y$ biết \(x > 0;y > 0.\)
Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = k\) ta có \(x = 2k;\,y = 5k\)
Nên \(x.y = 2k.5k = 10{k^2} = 10 \Rightarrow {k^2} = 1\) \( \Rightarrow k = 1\) hoặc \(k = - 1\).
Với \(k = 1\) thì \(x = 2;y = 5\)
Với \(k = - 1\) thì \(x = - 2;y = - 5\)
Vì \(x > 0;y > 0\) nên \(x = 2;y = 5\) từ đó \(x + y = 2 + 5 = 7.\)
Cho \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5}\) và \(xy = 10\). Tính $y - x$ biết \(x > 0;y > 0.\)
Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = k\) ta có \(x = 2k;\,y = 5k\)
Nên \(x.y = 2k.5k = 10{k^2} = 10 \Rightarrow {k^2} = 1\) \( \Rightarrow k = 1\) hoặc \(k = - 1\).
Với \(k = 1\) thì \(x = 2;y = 5\)
Với \(k = - 1\) thì \(x = - 2;y = - 5\)
Vì \(x > 0;y > 0\) nên \(x = 2;y = 5\) từ đó \(y - x = 5 - 2 = 3.\)
Chia số \(48\) thành bốn phần tỉ lệ với các số \(3;5;7;9\). Các số đó theo thứ tự giảm dần là:
Giả sử chia số \(48\) thành ba phần \(x,\,y,\,z,t\) tỉ lệ với các số \(3;5;7;9\)
Ta có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{t}{9}\) và \(x + y + z + t = 48\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được
\(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{t}{9} = \dfrac{{x + y + z + t}}{{3 + 5 + 7 + 9}} = \dfrac{{48}}{{24}} = 2\)
Do đó \(\dfrac{x}{3} = 2 \Rightarrow x = 6\) ; \(\dfrac{y}{5} = 2 \Rightarrow y = 10;\)\(\dfrac{z}{7} = 2 \Rightarrow z = 14\); \(\dfrac{t}{9} = 2 \Rightarrow t = 18.\)
Vậy các số cần tìm sắp xếp theo thứ tự giảm dần là \(18; 14; 10; 6\).
Chia số \(120\) thành bốn phần tỉ lệ với các số \(2;4;8;10\). Các số đó theo thứ tự giảm dần là:
Giả sử chia số \(120\) thành bốn phần \(x,y,z,t\) tỉ lệ với các số \(2;4;8;10\)
Khi đó ta có: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{8} = \dfrac{t}{{10}}\) và \(x + y + z + t = 120\).
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:
\(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{8} = \dfrac{t}{{10}} = \dfrac{{x + y + z + t}}{{2 + 4 + 8 + 10}} = \dfrac{{120}}{{24}} = 5\)
Do đó
\(\dfrac{x}{2} = 5 \Rightarrow x = 5.2 = 10\);
\(\dfrac{y}{4} = 5 \Rightarrow y = 5.4 = 20\);
\(\dfrac{z}{8} = 5 \Rightarrow z = 5.8 = 40\);
\(\dfrac{t}{{10}} = 5 \Rightarrow t = 5.10 = 50\).
Vậy các số cần tìm sắp xếp theo thứ tự giảm dần là \(50; 40; 20; 10\).
Cho \(\dfrac{x}{{11}} = \dfrac{y}{{12}}\) và \(xy = 132\). Tính \(x + y\) biết \(x > 0;y > 0.\)
Đặt \(\dfrac{x}{{11}} = \dfrac{y}{{12}} = k\) suy ra \(x = 11k;\,y = 12k\)
Do đó \(x.y = 11k.12k = 132{k^2}\)
mà \(xy = 132\) nên \(132{k^2} = 132 \Rightarrow {k^2} = 1\)
\( \Rightarrow k = 1\) hoặc \(k = - 1\).
Với \(k = 1\) thì \(x = 11;y = 12\)
Với \(k = - 1\) thì \(x = - 11;y = - 12\)
Vì \(x > 0;y > 0\) nên \(x = 11;y = 12\) từ đó \(x + y = 11 + 12 = 23.\)