Đại lượng tỉ lệ nghịch

Câu 1 Trắc nghiệm

Cho bảng sau:

Khi đó:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Xét các tích giá trị của \(x\) và \(y\) ta được: \(5.2 = \left( { - 1} \right).\left( { - 10} \right)\)\( = 10.1 = 2.5\)\( = 4.2,5 = 10\)

Nên \(y\) và \(x\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Câu 2 Trắc nghiệm

Khi có \(x = \dfrac{b}{y}\) ta nói

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nếu đại lượng \(x\) liên hệ với đại lượng \(y\) theo công thức \(x = \dfrac{b}{y}\) thì ta nói \(x\) tỉ lệ nghịch với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(b.\) 

Câu 3 Trắc nghiệm

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và \(y = \dfrac{5}{x}\). Gọi \({x_1};{x_2};{x_3};...\) là các giá trị của \(x\) và \({y_1};{y_2};{y_3};...\) là các giá trị tương ứng của \(y\). Ta có:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

\(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và \(y = \dfrac{5}{x}\) nên hệ số tỉ lệ \(a = 5\), do đó \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = 5\).

Câu 4 Trắc nghiệm

Cho biết \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi \(x = 6\) thì \(y = 7\). Tìm \(y\) khi \(x = 3.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có \(6.7 = 3.y \Rightarrow y = \dfrac{{42}}{3} = 14.\)

Câu 5 Trắc nghiệm

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khi \(x = - 2\) thì \(y = \dfrac{1}{8}\). Khi đó hệ số tỉ lệ \(a\) và công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vì và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và $x=-2$ thì \(y = 8\)

Nên hệ số tỉ lệ là \(a = x.y = \left( { - 2} \right).\dfrac{1}{8} = \dfrac{{ - 1}}{4}.\)

Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là \(y = \dfrac{{ - 1}}{{4x}}.\)

Vậy \(a = \dfrac{{ - 1}}{4};y = \dfrac{{ - 1}}{{4x}}.\)

Câu 6 Trắc nghiệm

Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch \(x\) và \(y\); \({x_1}\) và \({x_2}\) là hai giá trị của \(x\); \({y_1}\) và \({y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Biết \({x_1} = 2,{x_2} = 5\) và \({y_1} + {y_2} = 21\). Khi đó \({y_1} = ?\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2}\) mà \({x_1} = 2,{x_2} = 5\) và \({y_1} + {y_2} = 21\)

Do đó \(2{y_1} = 5{y_2} \Rightarrow \dfrac{{{y_1}}}{5} = \dfrac{{{y_2}}}{2}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được:

\(\dfrac{{{y_1}}}{5} = \dfrac{{{y_2}}}{2} = \dfrac{{{y_1} + {y_2}}}{{5 + 2}} = \dfrac{{21}}{7} = 3\)

Do đó \(\dfrac{{{y_1}}}{5} = 3 \Rightarrow {y_1} = 15\); \(\dfrac{{{y_2}}}{2} = 3 \Rightarrow {y_2} = 6\)

Vậy \({y_1} = 15.\)

Câu 7 Trắc nghiệm

Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch \(x\) và \(y\); \({x_1}\) và \({x_2}\) là hai giá trị của \(x\); \({y_1}\) và \({y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Biết \({x_2} = - 3,{y_1} = 8\) và \(4{x_1} + 3{y_2} = 24\). Tính \({x_1}\) và \({y_2}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2}\) mà \({x_2} =  - 3,{y_1} = 8\) và \(4{x_1} + 3{y_2} = 24\)

Nên ta có \({x_1}.8 = \left({ - 3} \right).{y_2}\) \( \Rightarrow \dfrac{{{x_1}}}{{ - 3}} = \dfrac{{{y_2}}}{8} = \dfrac{{4{x_1} + 3{y_2}}}{{4.\left({ - 3} \right) + 3.8}} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2\)

Do đó \(\dfrac{{{x_1}}}{{ - 3}} = 2 \Rightarrow {x_1} =  - 6\) và \(\dfrac{{{y_2}}}{8} = 2 \Rightarrow {y_2} = 16\)

Vậy \({x_1} =  - 6;{y_2} = 16.\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Một ô tô đi quãng đường \(100\) km với vận tốc \(v\) (km/h) và thời gian \(t\) (h). Chọn câu đúng về mối quan hệ của \(v\) và \(t.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ bài ra ta có: \(v.t = 100 \Rightarrow v = \dfrac{{100}}{t};\,t = \dfrac{{100}}{v}\)

Nên \(v\) và \(t\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ \(100.\) 

Câu 9 Trắc nghiệm

Để làm một công việc trong \(7\) giờ cần \(12\) công nhân. Nếu có \(21\) công nhân thì công việc đó được hoàn thành trong mấy giờ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi thời gian \(21\) công nhân làm một công việc đó là \(x\left( {x > 0} \right)\) (giờ)

Vì cùng một công việc thì số công nhân và thời gian làm của công nhân là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên theo bài ra ta có:

\(7.12 = x.21\) \( \Rightarrow 21x = 84 \Rightarrow x = 4\) giờ.

Vậy \(21\) công nhân thì công việc đó được hoàn thành trong \(4\) giờ.

Câu 10 Trắc nghiệm

Cho biết \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \( - 4\) và \(x\) tỉ lệ nghịch với \(z\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{3}{4}\). Chọn câu đúng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \( - 4\) nên \(y = \dfrac{{ - 4}}{x}\)

Và \(x\) tỉ lệ nghịch với \(z\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{3}{4}\) nên \(x = \dfrac{3}{{4z}}\)

Thay \(x = \dfrac{3}{{4z}}\) vào \(y = \dfrac{{ - 4}}{x}\) ta được \(y = \dfrac{{ - 4}}{{\dfrac{3}{{4z}}}} = \dfrac{{ - 16}}{3}z\) .

Nên \(y\) tỉ lệ thuận với \(z\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{{ - 16}}{3}.\)

Câu 11 Trắc nghiệm

Một xe máy chạy từ A đến B với vận tốc \(40\) km/h thì hết \(3\) giờ \(30\) phút. Hỏi xe máy chạy từ A đến B với vận tốc \(35\) km/h thì hết bao nhiêu thời gian?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đổi \(3\) giờ \(30\) phút \( = 3,5\) giờ.

Gọi thời gian xe máy chạy A đến B với vận tốc \(35\) km/h là \(x\,\left( {x > 0} \right)\) (giờ)

Vì quãng đường đi không đổi nên vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Theo bài ra ta có \(40.3,5 = 35.x \Rightarrow 35x = 140 \Rightarrow x = 4\) giờ.

Vậy thời gian cần tìm là \(4\) giờ.

Câu 12 Trắc nghiệm

Ba đội máy cày, cày trên ba cánh đồng có diện tích như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong \(3\) ngày, đội thứ hai trong \(5\) ngày và đội thứ \(3\) trong \(4\) ngày. Hỏi đội thứ hai có bao nhiêu máy cày, biết rằng số máy của đội thứ hai có ít hơn đội thứ ba là \(3\) máy và công suất của các máy như nhau?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số máy cày của ba đội lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)

Vì diện tích ba cánh đồng là như nhau nên thời gian và số máy cày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Theo bài ra ta có: \(x.3 = y.5 = z.4\) và \(z - y = 3\)

Suy ra \(\dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5}\). Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5} = \dfrac{{z - y}}{{5 - 4}} = \dfrac{3}{1} = 3\)

Do đó \(y = 12;z = 15\).

Vậy đội thứ hai có \(12\) máy.

Câu 13 Trắc nghiệm

Để làm một công việc trong \(9\) giờ cần \(30\) công nhân. Nếu số công giảm \(12\) người thì thời gian để hoàn thành công việc tăng thêm mấy giờ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi thời gian để hoàn thành công việc sau khi giảm \(12\) công nhân là \(x\,\left( {x > 9} \right)\) (giờ)

Từ bài ra ta có số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Nếu giảm \(12\) công nhân thì số công nhân sau khi giảm là \(30 - 12 = 18\) công nhân.

Theo bài ra ta có

\(30.9 = 18.x \Rightarrow 18x = 270 \Rightarrow x = 15\) giờ.

Do đó thời gian hoàn thành công việc tăng thêm \(15 - 9 = 6\) giờ.

Câu 14 Trắc nghiệm

Hai xe máy cùng đi từ A đến B. Biết vận tốc của xe thứ nhất bằng 120% vận tốc của xe thứ hai và thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B ít hơn thời gian xe máy thứ hai đi từ A đến B là 2 giờ. Tính thời gian xe máy thứ hai đi từ A đến B.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi \({v_1};{v_2}\) lần lượt là vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai. (km/giờ) \(\left( {{v_1};{v_2} > 0} \right)\)

Gọi \({t_1};{t_2}\) lần lượt là thời gian của xe thứ nhất và xe thứ hai. (giờ) \(\left( {{t_1};{t_2} > 0} \right)\)

Từ đề bài ta có \({v_1} = \dfrac{{120}}{{100}}{v_2} \Rightarrow {v_1} = \dfrac{6}{5}{v_2}\) và \({t_2} = {t_1} + 2\)

Vì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

\({v_1}.{t_1} = {v_2}.{t_2} \Rightarrow \dfrac{6}{5}{v_2}.{t_1} = {v_2}.\left( {{t_1} + 2} \right)\)\( \Rightarrow \dfrac{6}{5}{v_2}.{t_1} = {v_2}.{t_1} + 2{v_2}\)

\( \Rightarrow \dfrac{6}{5}{v_2}.{t_1} - {v_2}.{t_1} = 2{v_2} \Rightarrow \dfrac{1}{5}{v_2}.{t_1} = 2{v_2}\)

Mà \({v_2} > 0\) nên \({t_1} = \dfrac{{2{v_2}}}{{\dfrac{1}{5}{v_2}}} = 10\) (giờ).

Vậy thời gian xe máy thứ hai đi từ A đến B là \({t_2} = 10 + 2 = 12\) giờ.

Câu 15 Trắc nghiệm

Khi có \(y = \dfrac{a}{x}\) với $a \ne 0$ ta nói

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nếu đại lượng $y$ liên hệ với đại lượng $x$ theo công thức \(y = \dfrac{a}{x}\) ($a\ne 0$) thì ta nói $y$ tỉ lệ nghịch với $x$  theo hệ số tỉ lệ $a.$ 

Câu 16 Trắc nghiệm

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và \(y = \dfrac{a}{x}\). Gọi \({x_1};{x_2};{x_3};...\) là các giá trị của \(x\) và \({y_1};{y_2};{y_3};...\) là các giá trị tương ứng của \(y\). Ta có

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nếu hai đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ \(a\)  thì:

\({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\)

\(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{y_1}}};\dfrac{{{x_1}}}{{{x_3}}} = \dfrac{{{y_3}}}{{{y_1}}};...\)

Câu 17 Trắc nghiệm

Cho bảng sau:

Khi đó:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Xét các tích giá trị của $x$ và \(y,\) ta được:

\(10.10 = 20.5\)\( = 25.4 = 30.\dfrac{{10}}{3}\)\( = 40.2,5 = 100\)

Nên $y$ và $x$ là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Câu 18 Trắc nghiệm

Cho biết \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi \(x = 7\) thì \(y = 4\). Tìm \(y\) khi \(x = 5.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có \(7.4 = 5.y \Rightarrow y = \dfrac{{28}}{5} = 5,6.\)

Câu 19 Trắc nghiệm

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khi \(x =  - \dfrac{1}{2}\) thì \(y = 8\). Khi đó hệ số tỉ lệ \(a\) và công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và \(x =  - \dfrac{1}{2}\) thì \(y = 8\)

Nên hệ số tỉ lệ là \(a = x.y = \left( { - \dfrac{1}{2}} \right).8 =  - 4\)

Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là \(y = \dfrac{{ - 4}}{x}\)

Vậy \(a =  - 4;y = \dfrac{{ - 4}}{x}.\)

Câu 20 Trắc nghiệm

Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch \(x\) và \(y\); \({x_1}\) và \({x_2}\) là hai giá trị của \(x\); \({y_1}\) và \({y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Biết \({x_1} = 4,{x_2} = 3\) và \({y_1} + {y_2} = 14\). Khi đó \({y_2} = ?\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vì  \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch  nên\({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2}\) mà \({x_1} = 4,{x_2} = 3\) và \({y_1} + {y_2} = 14\)

Do đó \(4{y_1} = 3{y_2} \Rightarrow \dfrac{{{y_1}}}{3} = \dfrac{{{y_2}}}{4}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được:

\(\dfrac{{{y_1}}}{3} = \dfrac{{{y_2}}}{4} = \dfrac{{{y_1} + {y_2}}}{{3 + 4}} = \dfrac{{14}}{7} = 2\)

Do đó \(\dfrac{{{y_1}}}{3} = 2 \Rightarrow {y_1} = 6\); \(\dfrac{{{y_2}}}{4} = 2 \Rightarrow {y_2} = 8\)

Vậy \({y_2} = 8.\)