Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
Nếu \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt}\) và tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\) thì tia \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên C sai, D đúng.
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc ấy và …”
Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc ấy và chia góc thành hai phần bằng nhau.
Cho Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Biết \(\widehat {xOy} = {80^0}\), số đo của \(\widehat {xOt}\) là:
Vì tia \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{80}^o}}}{2} = {40^o}\).
Cho \(\widehat {xOy}\) là góc bẹt có tia On là phân giác, số đo của \(\widehat {xOn}\) là:
Ta có: \(\widehat {xOy}\) là góc bẹt nên \(\widehat {xOy} = {180^o}\).
Vì tia \(On\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOn} = \widehat {nOy} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{180}^o}}}{2} = {90^o}\).
Cho tia \(On\) là tia phân giác của \(\widehat {mOt}\). Biết \(\widehat {mOn} = {55^0}\), số đo của \(\widehat {mOt}\) là:
Vì tia \(On\) là tia phân giác của \(\widehat {mOt}\) nên \(\widehat {mOn} = \widehat {nOt} = \dfrac{{\widehat {mOt}}}{2}\)
\( \Rightarrow \widehat {mOt} = 2.\widehat {mOn} = {2.55^o} = {110^o}\).
Cho \(\widehat {AOB} = 45^\circ \) và tia \(OB\) là tia phân giác của góc \(AOC.\) Khi đó góc \(AOC\) là:
Vì tia \(OB\) là tia phân giác của góc \(AOC\) nên \(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \dfrac{{\widehat {AOC}}}{2}\)
Do đó \(\widehat {AOC} = 2.\widehat {AOB} = {2.45^o} = {90^o}\)
Vậy góc \(AOC\) là góc vuông.
Cho \(\widehat {AOC} = {75^0}\). Vẽ tia \(OB\) sao cho \(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\). Tính số đo của \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {BOC}\).
Vì tia \(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\) nên ta có: \(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = \dfrac{{\widehat {BOC}}}{2}\)
mà \(\widehat {AOC} = {75^0}\) nên \(\widehat {AOB} = {75^o}\); \(\,\widehat {BOC} = 2.\widehat {AOC} = {2.75^o} = {150^o}\)
Vậy \(\widehat {AOB} = {75^o};\,\widehat {BOC} = {150^o}\).
Số đo góc \(BOC\) là:
Theo câu trước ta có: tia \(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\) nên
\(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = \dfrac{{\widehat {BOC}}}{2}\) hay \(\widehat {BOC} = 2.\widehat {AOC} = {2.54^o} = {108^o}\).
Chọn câu đúng.
Vì \(\widehat {AOB},\;\widehat {AOC}\) kề với nhau và \(\widehat {AOB} + \widehat {AOC} = {54^o} + {54^o} = {108^0} < {180^o}\) nên tia \(OA\) nằm giữa hai tia \(OB;OC\).
Mặt khác: \(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = {54^0}\) (theo đề bài)
Do đó tia \(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\).
Cho \(\widehat {AOC} = {136^0}\) và \(\widehat {AOB} = {68^0}\) sao cho \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {AOC}\) không kề nhau. Chọn câu sai.
Vì \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {AOC}\) không kề nhau nên hai tia \(OC;OB\) thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(OA\). Lại có \(\widehat {AOB} < \widehat {AOC}\,\left( {\,do\,\,{{68}^o} < {{136}^o}} \right)\) nên tia \(OB\) nằm giữa hai tia \(OA\) và \(OC.\) (1)
Khi đó \(\widehat {AOB} + \widehat {BOC} = \widehat {AOC}\,\) hay \(\widehat {BOC} = \widehat {AOC} - \widehat {AOB} = {136^o} - {68^o} = {68^o}\)
Mà \(\widehat {AOB} = {68^0}\) suy ra \(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = {68^o}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tia \(OB\) là tia phân giác của góc \(AOC.\)
Vậy A, B, D đúng và C sai.
Cho $Ot$ là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Biết \(\widehat {xOy} = {100^0}\), số đo của \(\widehat {xOt}\) là:
Vì tia \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) thì \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{100^\circ }}{2} = 50^\circ \)
Cho \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù. Biết \(\widehat {xOy} = {112^o}\) và tia \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {yOz}\). Tính số đo góc \(\widehat {xOt}\).
Vì \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \)
mà \(\widehat {xOy} = {112^o}\) suy ra \(\widehat {yOz} = {180^o} - \widehat {xOy} = {180^o} - {112^o} = {68^o}\).
Vì tia \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {yOz}\) nên \(\widehat {zOt} = \dfrac{1}{2}\widehat {yOz} = \dfrac{1}{2}{.68^o} = {34^o}\)
Ta có: \(\widehat {zOt};\,\widehat {tOx}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {zOt} + \widehat {tOx} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {tOx} = 180^\circ - \widehat {zOt}\)\( = 180^\circ - 34^\circ = 146^\circ .\)
Vậy \(\widehat {tOx} = 146^\circ .\)
Cho góc \(AOC\) và tia phân giác \(OB\) của góc đó. Vẽ tia phân giác \(OM\) của góc \(BOC\). Biết \(\widehat {BOM} = {25^o}\). Tính số đo góc \(AOM\).
Vì tia \(OM\) là tia phân của góc \(BOC\) nên \(\widehat {BOM} = \widehat {COM} = \dfrac{{\widehat {BOC}}}{2}\)
Mà \(\widehat {BOM} = {25^o}\) suy ra \(\widehat {COM} = {25^o}\); \(\widehat {BOC} = 2.\widehat {BOM} = 2.25^\circ = 50^\circ \)
Vì tia \(OB\) là tia phân giác của \(\widehat {AOC}\) nên \(\widehat {BOC} = \dfrac{{\widehat {COA}}}{2}\) hay \(\widehat {COA} = 2.\widehat {BOC} = 2.50^\circ = 100^\circ \).
Ta có: tia \(OM\) và tia \(OA\) nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(OC\) và \(\widehat {COM} < \widehat {COA}\,(do\,{25^o} < {100^o})\) nên tia \(OM\) nằm giữa hai tia \(OA\) và \(OC\).
Do đó \(\widehat {COM} + \widehat {MOA} = \widehat {COA} \Rightarrow \widehat {MOA} = \widehat {COA} - \widehat {COM} = {100^o} - {25^o} = {75^o}\).
Chọn câu đúng.
+ Vì \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \) mà \(\widehat {xOy} = 130^\circ \) nên \(\widehat {yOz} = 180^\circ - \widehat {xOy} = 180^\circ - 130^\circ = 50^\circ \)
+ Vì tia \(Om\) nằm trong góc \(\widehat {yOz}\) nên tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Oy;Oz\) (1)
Khi đó \(\widehat {yOm} + \widehat {mOz} = \widehat {yOz}\) suy ra \(\widehat {mOz} = \widehat {yOz} - \widehat {yOm}\)
Theo câu trước ta có: \(\widehat {yOm} = 25^\circ \) nên \(\widehat {mOz} = 50^\circ - 25^\circ = 25^\circ \)
Do đó \(\widehat {mOz} = \widehat {yOm} = 25^\circ \) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tia \(Om\) là tia phân giác của \(\widehat {yOz}\).
Tính \(\widehat {yOm}\).
Vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {tOy} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{130^\circ }}{2} = 65^\circ \).
Ta có: tia \(Oy\) và tia \(Om\) nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ot\) và \(\widehat {tOy} < \widehat {tOm}\,(do\,{65^o} < {90^o})\) nên tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Om;Ot\).
Do đó \(\widehat {tOy} + \widehat {yOm} = \widehat {tOm}\) hay \(\widehat {yOm} = \widehat {tOm} - \widehat {tOy} = 90^\circ - 65^\circ = 25^\circ \).
Vậy \(\widehat {yOm} = 25^\circ \).
Chọn câu đúng.
Theo câu trước ta có: \(\widehat {xOz} = 75^\circ \).
Vì tia \(Om\) và tia \(Oz\) nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) và \(\widehat {xOm} < \widehat {xOz}\,\left( {35^\circ < 75^\circ } \right)\) nên
tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Oz\) và \(Ox\).
Do đó \(\widehat {xOm} + \widehat {mOz} = \widehat {xOz} \Rightarrow \widehat {mOz} = \widehat {xOz} - \widehat {xOm} = 75^\circ - 35^\circ = 40^\circ \)
Theo câu trước ta có: \(\widehat {nOz} = 40^\circ \) suy ra \(\widehat {mOz} = \widehat {nOz} = 40^\circ \) (1)
Vì \(On\) nằm giữa hai tia \(Oy;Oz\) (theo câu trước) và tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oz\) (cmt) nên tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Om;On\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tia \(Oz\) là tia phân giác của \(\widehat {mOn}\).
Tính góc \(zOn\).
Vì tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nên \(\widehat {xOz} = \widehat {yOz} = \dfrac{1}{2}\widehat {xOy} = \dfrac{1}{2}.150^\circ = 75^\circ \)
Ta có: tia \(On\) và tia \(Oz\) nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Oy\) và \(\widehat {yOn} < \widehat {yOz}\,\left( {35^\circ < 75^\circ } \right)\) nên
tia \(On\) nằm giữa hai tia \(Oy;Oz\).
Do đó \(\widehat {yOn} + \widehat {nOz} = \widehat {yOz}\) \( \Rightarrow \widehat {nOz} = \widehat {yOz} - \widehat {yOn} = 75^\circ - 35^\circ = 40^\circ \).
Cho góc bẹt \(xOy\). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(xy\) vẽ các tia \(Om;On\) sao cho \(\widehat {yOn} = a^\circ \,\left( {a < 180} \right)\) và \(\widehat {xOm} = 82^\circ .\) Với giá trị nào của \(a\) thì tia \(On\) là tia phân giác của \(\widehat {yOm}\).
Giả sử tia \(On\) là tia phân giác của góc \(yOm\). Khi đó ta có hình vẽ sau:
Vì \(\widehat {xOm};\widehat {yOm}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOm} + \widehat {yOm} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {yOm} = 180^\circ - \widehat {xOm}\) \( = 180^\circ - 82^\circ = 98^\circ \).
Vì tia \(On\) là tia phân giác của góc \(yOm\) nên \(\widehat {yOn} = \dfrac{{\widehat {yOm}}}{2} = \dfrac{{{{98}^o}}}{2} = {49^o}\)
Vậy \(a = 49 \cdot \).
Cho hai góc kề bù \(\widehat {AOB};\,\widehat {BOC}\). Vẽ tia phân giác \(OM\) của góc \(BOA\) biết \(5\widehat {COM} = 7\widehat {AOM}.\) Tính số đo góc \(BOC\).
Vì \(\widehat {AOB};\,\widehat {BOC}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {AOC} = 180^\circ \) hay \(OA;OC\) là hai tia đối nhau.
Suy ra hai góc \(\widehat {MOC};\widehat {MOA}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {MOA} + \widehat {MOC} = 180^\circ \,\,(1)\)
Theo đề bài ta có: \(5\widehat {COM} = 7\widehat {AOM} \Rightarrow \widehat {COM} = \dfrac{7}{5}\widehat {AOM}\) thay vào \((1)\) ta được:
\(\widehat {MOA} + \dfrac{7}{5}.\widehat {MOA} = 180^\circ \Rightarrow \dfrac{{12}}{5}.\widehat {MOA} = 180^\circ \) suy ra \(\widehat {MOA} = {75^o}\)
Vì \(OM\) là tia phân giác của góc \(BOA\) nên \(\widehat {BOA} = 2.\widehat {MOA} = 2.75^\circ = 150^\circ \)
Lại có: \(\widehat {AOB};\,\widehat {BOC}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {AOB} + \,\widehat {BOC} = 180^\circ \) suy ra \(\widehat {BOC} = 180^\circ - \widehat {AOB} = 180^\circ - 150^\circ = 30^\circ \)
Vậy \(\widehat {BOC} = 30^\circ \).
Số đo góc \(BOC\) là
Vì tia \(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\) (theo câu trước) nên
\(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = \dfrac{{\widehat {BOC}}}{2}\) hay \(\widehat {BOC} = 2.\widehat {AOC} = 2.65^\circ = 130^\circ \).