Đường tiệm cận của đồ thị hàm số và luyện tập

Câu 41 Trắc nghiệm

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình vẽ, chọn kết luận đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} y =  - \infty \) nên \(x =  - 2\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y = 0\) nên \(y = 0\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu 42 Trắc nghiệm

Trong các hàm số sau, đồ thị hàm số nào không có đường tiệm cận.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hàm đa thức không có đường tiệm cận nên D đúng.

Ngoài ra dễ dàng tìm được đường tiệm cận của mỗi đáp án A, B, C.

Đáp án A: Tiệm cận ngang \(y =  \pm 1\), không có tiệm cận đứng.

Đáp án B: Tiệm cận đứng \(x =  \pm 1\), tiệm cận ngang \(y = 0\).

Đáp án C: Tiệm cận ngang \(y = \dfrac{3}{4}\), tiệm cận đứng \(x = \dfrac{3}{4}\).

Câu 43 Trắc nghiệm

Tìm tất cả các đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{\sqrt {5 + x}  - 1}}{{{x^2} + 4x}}.$

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có $y = \dfrac{{\sqrt {5 + x}  - 1}}{{{x^2} + 4x}} $ $= \dfrac{{\sqrt {5 + x}  - 1}}{{x\left( {x + 4} \right)}} $ $ = \dfrac{{\left( {\sqrt {5 + x} - 1} \right)\left( {\sqrt {5 + x} + 1} \right)}}{{x\left( {x + 4} \right)\left( {\sqrt {5 + x} + 1} \right)}}$ $ = \dfrac{{5 + x - 1}}{{x\left( {x + 4} \right)\left( {\sqrt {5 + x} + 1} \right)}} $ $= \dfrac{{x + 4}}{{x\left( {x + 4} \right)\left( {\sqrt {5 + x} + 1} \right)}}$ $= \dfrac{1}{{x\left( {\sqrt {5 + x}  + 1} \right)}}.$

Vì $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^+ }} y = + \infty $ nên $x = 0$ là tiệm cận đứng của ĐTHS.

$\mathop {\lim }\limits_{x \to - 4} y = - \frac{1}{8} \Rightarrow x = - 4$ không là TCĐ của ĐTHS.

Câu 44 Trắc nghiệm

Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{\sqrt[3]{{ - {x^3} + 3{x^2}}}}}{{x - 1}}$có phương trình

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

TXĐ: $D = R{\rm{ }}\backslash {\rm{ }}\left\{ 1 \right\}$. 

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{\sqrt[3]{{ - {x^3} + 3{x^2}}}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{\dfrac{{\sqrt[3]{{ - {x^3} + 3{x^2}}}}}{x}}}{{\dfrac{{x - 1}}{x}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{\sqrt[3]{{ - 1 + \dfrac{3}{x}}}}}{{1 - \dfrac{1}{x}}} =  - 1$

$ \Rightarrow y =  - 1$ là tiệm cận ngang của hàm số đã cho.

Câu 45 Trắc nghiệm

Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{ - x + 5}}{{x + 1}}$ có phương trình

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

$\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } y = {\rm{\;}} - 1 \Rightarrow y = {\rm{\;}} - 1$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu 46 Trắc nghiệm

Đồ thị của hàm số nào trong các hàm số dưới đây có tiệm cận đứng ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có: ${x^2} - x + 2 = 0 \Leftrightarrow {\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)^2} + \dfrac{7}{4} = 0 \Rightarrow $ phương trình vô nghiệm. Hàm số không có TCĐ.

Xét ${x^2} + 1 = 0$ vô nghiệm $ \Rightarrow $ Hàm số không có TCĐ.

Xét hàm số  ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{2}{{\sqrt x }} = {\rm{\;}} + \infty {\rm{\;}} \Rightarrow x = 0$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Xét ${x^4} + 1 = 0$ vô nghiệm $ \Rightarrow $ Hàm số không có TCĐ.

Câu 47 Trắc nghiệm

Hình phẳng được giới hạn bởi các đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{x + 1}}\) và hai trục tọa độ có diện tích bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{x + 1}}\) có 2 tiệm cận là \(x =  - 1,\,\,y = 2.\)

Hình phẳng được giới hạn bởi các đường tiệm cận và hai trục tọa độ là hình chữ nhật có chiều rộng là 1, chiều dài là 2. Diện tích hình phẳng đó là: 1.2 = 2.

Câu 48 Trắc nghiệm

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - x + 2}  - 2}}{{{x^2} - 1}}$ có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta thấy mẫu thức ${x^2} - 1$ có 2 nghiệm $x =  \pm 1$

x=1 không là nghiệm của tử nên x=1 là 1 TCĐ.

Ta có:

$\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{\sqrt {{x^2} - x + 2} - 2}}{{{x^2} - 1}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{{x^2} - x + 2 - 4}}{{\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {\sqrt {{x^2} - x + 2} + 2} \right)}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{{x^2} - x - 2}}{{\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {\sqrt {{x^2} - x + 2} + 2} \right)}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {\sqrt {{x^2} - x + 2} + 2} \right)}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{x - 2}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {{x^2} - x + 2} + 2} \right)}} = \frac{3}{8}
\end{array}$

Do đó x=-1 không là đường tiệm cận của đths.

Vậy ĐTHS có 1 đường TCĐ.

Câu 49 Trắc nghiệm

Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + 6x - 7}}$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

$y = \dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + 6x - 7}} = \dfrac{{x + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 7} \right)}}$  (TXĐ: $D = R\backslash \left\{ { - 7,1} \right\}$)

Ta có $\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {\mkern 1mu} y = 0 \Rightarrow TCN{\mkern 1mu} y = 0$$\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {\mkern 1mu} y = \infty  \Rightarrow $TCĐ $x = 1$$\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 7} {\mkern 1mu} y = \infty  \Rightarrow $TCĐ $x =  - 7$

Vậy số đường tiệm cận của đồ thi hàm số là ba, nên ta chọn Đáp án D.

Câu 50 Trắc nghiệm

Cho hàm số $y = \dfrac{{2x + 2017}}{{\left| x \right| + 1}}.$ Mệnh đề nào là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{2x + 2017}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{2 + \dfrac{{2017}}{x}}}{{1 + \dfrac{1}{x}}} = 2 \Rightarrow y = 2$ là TCN

$\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{2x + 2017}}{{ - x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} \dfrac{{2 + \dfrac{{2017}}{x}}}{{ - 1 + \dfrac{1}{x}}} = 2 \Rightarrow y =  - 2$ là TCN.

Vậy đồ thị hàm số có $2$ tiệm cận ngang là các đường thẳng $y =  - 2;y = 2$.

Câu 51 Trắc nghiệm

Giá trị của tham số $m$ để đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + m}}$ đi qua điểm $M\left( {2;3} \right)$ là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng $x =  - m{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( d \right),M \in d \Rightarrow 2 =  - m \Rightarrow m =  - 2.$

Câu 52 Trắc nghiệm

Phương trình đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 5} }}{{x - 2}}\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 5} }}{{x\left( {x - 2} \right)}} \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {1 - \dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{5}{{{x^4}}}} }}{{1 - \dfrac{2}{x}}} = 1 = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x} \) \(\Rightarrow a = 1\) .

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {f\left( x \right) - x} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {\dfrac{{\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 5} }}{{x - 2}} - x} \right] \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 5}  - \left( {{x^2} - 2x} \right)}}{{x - 2}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{4{x^3} - 7{x^2} + 5}}{{\left( {x - 2} \right)\left[ {\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 5}  + \left( {{x^2} - 2x} \right)} \right]}} \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{4 - \dfrac{7}{x} + \dfrac{5}{{{x^3}}}}}{{\left( {1 - \dfrac{2}{x}} \right)\left( {\sqrt {1 - \dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{5}{{{x^4}}}}  + 1 - \dfrac{2}{x}} \right)}} = \dfrac{4}{2} = 2\\\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left[ {f\left( x \right) - x} \right] = 2 \Rightarrow b = 2\end{array}\)

Vậy tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là \(y = x + 2\).

Câu 53 Trắc nghiệm

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{5x + 1 - \sqrt {x + 1} }}{{{x^2} - 2x}}$ có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hàm số có dạng $y = \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}$ với $f\left( x \right) = 5x + 1 - \sqrt {x + 1} ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} g\left( x \right) = {x^2} - 2x$

*) Do bậc của $f\left( x \right)$ nhỏ hơn bậc của $g\left( x \right)$ $ \Rightarrow $ TCN :$y = 0$

*) Do : $g\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{x = 0}\end{array}} \right.$ và $f\left( 2 \right) \ne 0 \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {\mkern 1mu} \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = \infty  \Rightarrow $ TCĐ :$x = 2$

*) Do $f\left( 0 \right) = 0$ nên kiểm tra:

$\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\mkern 1mu} \dfrac{{{{\left( {5x + 1} \right)}^2} - \left( {x + 1} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {5x + 1 + \sqrt {x + 1} } \right)}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{25x + 9}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {5x + 1 + \sqrt {x + 1} } \right)}} =  - \dfrac{9}{4} \ne \infty $

(Lưu ý: có thể kiểm tra bằng máy tính)

Do đó đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận là $y = 0$ và $x = 2$.

Câu 54 Trắc nghiệm

Cho hàm số $y = \dfrac{{1 - 3x}}{{3 - x}}$ có đồ thị $\left( C \right)$. Điểm $M$ nằm trên $\left( C \right)$ sao cho khoảng cách từ $M$ đến tiệm cận đứng gấp hai lần khoảng cách từ $M$ đến tiệm cận ngang của $\left( C \right)$. Khoảng cách từ $M$ đến tâm đối xứng của $\left( C \right)$ bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đồ thị hàm số $\left( C \right)$ có TCĐ$x = 3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{d_1}} \right)$ và TCN:$y = 3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{d_2}} \right)$

$ \Rightarrow $ Tâm đối xứng của đồ thị$\left( C \right)$ là:$I\left( {3;3} \right)$

Gọi$M\left( {m;\dfrac{{1 - 3m}}{{3 - m}}} \right) \in \left( C \right)$ ta có:$d\left( {M;{d_1}} \right) = \left| {m - 3} \right|;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} d\left( {M;\left( {{d_2}} \right)} \right) = \left| {\dfrac{{1 - 3m}}{{3 - m}} - 3} \right| = \dfrac{8}{{\left| {3 - m} \right|}}$

Vì$d\left( {M;\left( {{d_1}} \right)} \right) = 2d\left( {M;\left( {{d_2}} \right)} \right) \Rightarrow \left| {m - 3} \right| = \dfrac{{16}}{{\left| {3 - m} \right|}} \Leftrightarrow {\left( {m - 3} \right)^2} = 16 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = 7}\\{m =  - 1}\end{array}} \right.$

Khi$m = 7 \Rightarrow M\left( {7;5} \right) \Rightarrow IM = \sqrt {{{\left( {7 - 3} \right)}^2} + {{\left( {5 - 3} \right)}^2}}  = 2\sqrt 5 $

Khi$m =  - 1 \Rightarrow M\left( { - 1;1} \right) \Rightarrow IM = \sqrt {{{\left( { - 1 - 3} \right)}^2} + {{\left( {1 - 3} \right)}^2}}  = 2\sqrt 5 $

Câu 55 Trắc nghiệm

Tìm tập hợp tất cả các giá trị của$m$ để đồ thị hàm số$y = \dfrac{{1 + \sqrt {x + 1} }}{{\sqrt {{x^2} - mx - 3m} }}$ có đúng hai tiệm cận đứng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Chọn $m = 2,$ khi đó hàm số trở thành $y = \dfrac{{1 + \sqrt {x + 1} }}{{\sqrt {{x^2} - 2x - 6} }}$

Rõ ràng $1 + \sqrt {x + 1}  > 0{\mkern 1mu} ,\forall x \ge  - 1$

Khi đó để hàm số$y = \dfrac{{1 + \sqrt {x + 1} }}{{\sqrt {{x^2} - mx - 3m} }}$ có hai tiệm cận đứng thì phương trình ${x^2} - mx - 3m = 0$ cần có hai nghiệm phân biệt thuộc $\left[ { - 1; + \infty } \right)$ .

Gọi hai nghiệm phân biệt là \({x_1}\) và \({x_2}\).

Khi đó ta phải có

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Delta  > 0}\\{{x_1},{x_2} \ge  - 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( { - m} \right)}^2} - 4\left( { - 3m} \right) > 0}\\{\left( {{x_1} + 1} \right)\left( {{x_2} + 1} \right) \ge 0}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m^2} + 12m > 0}\\{{x_1}{x_2} + {x_1} + {x_2} + 1 \ge 0}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \in \left( { - \infty ; - 12} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)}\\{-3m + m + 1 \ge 0}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \in \left( { - \infty ; - 12} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)}\\{m \le  \dfrac{1}{2}}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow m \in \left( {0; \dfrac{1}{2} } \right]\)

Câu 56 Trắc nghiệm

Cho đồ thị hàm bậc ba$y = f\left( x \right)$ như hình vẽ. Hỏi đồ thị hàm số $y = \dfrac{{\left( {{x^2} + 4x + 3} \right)\sqrt {{x^2} + x} }}{{x\left[ {{f^2}\left( x \right) - 2f\left( x \right)} \right]}}$ có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có $y = \dfrac{{\left( {{x^2} + 4x + 3} \right)\sqrt {{x^2} + x} }}{{x\left[ {{f^2}\left( x \right) - 2f\left( x \right)} \right]}} = \dfrac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right)\sqrt {{x^2} + x} }}{{x.f\left( x \right)\left[ {f\left( x \right) - 2} \right]}}$

ĐK: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x\left( {x + 1} \right) \ge 0}\\{x \ne 0}\\{f\left( x \right) \ne 0}\\{f\left( x \right) \ne 2}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x \in \left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left( {0; + \infty } \right)}\\{f\left( x \right) \ne 0}\\{f\left( x \right) \ne 2}\end{array}} \right.$ .

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy phương trình $f\left( x \right) = 0$ có nghiệm kép $x =  - 3$ và $1$ nghiệm $x = a \in \left( { - 1;0} \right)$ , khi đó $f\left( x \right) = m{\left( {x + 3} \right)^2}\left( {x - a} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m \ne 0} \right)$ .

Xét phương trình $f\left( x \right) - 2 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = 2,$ phương trình có $3$ nghiệm phân biệt$x =  - 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = b \in \left( { - 3; - 1} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = c \in \left( { - \infty ; - 3} \right)$ , khi đó $f\left( x \right) - 2 = n\left( {x + 1} \right)\left( {x - b} \right)\left( {x - c} \right)$ .

Khi đó điều kiện xác định là :$\left\{ \begin{array}{l}{\rm{\;}}x \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {0; + \infty {\rm{\;}}} \right)\\{\rm{ \;}}x \ne  - 3\\{\rm{ \;}}x \ne b;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne c\end{array} \right.$

$ \Rightarrow y = \dfrac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right)\sqrt {{x^2} + x} }}{{x.m{{\left( {x + 3} \right)}^2}\left( {x - a} \right).n\left( {x + 1} \right)\left( {x - b} \right)\left( {x - c} \right)}} = \dfrac{{\left( {x + 1} \right)\sqrt {{x^2} + x} }}{{mn.x\left( {x + 3} \right)\left( {x - a} \right)\left( {x - b} \right)\left( {x - c} \right)}}$

Khi $x = a \in \left( {-1;0} \right)$ $ \Rightarrow $ Hàm số không xác định.

Vây đồ thị hàm số có $4$ TCĐ là $x = 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x =  - 3;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = b;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = c$

Câu 57 Trắc nghiệm

Tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}$ lần lượt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} - {1^ + }} y = {\rm{\;}} - \infty $. Suy ra : $x = {\rm{\;}} - 1$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số

Và $\mathop {\lim }\limits_{x \to {\rm{\;}} + \infty } y = 2$. Suy ra $y = 2$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu 58 Trắc nghiệm

Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - m}}{{{x^2} - 3x + 2}}\) có đúng hai tiệm cận là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{x - m}}{{{x^2} - 3x + 2}} \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{\dfrac{1}{x} - \dfrac{m}{{{x^2}}}}}{{1 - \dfrac{3}{x} + \dfrac{2}{{{x^2}}}}} = 0 \)

\(\Rightarrow y = 0\) là TCN của đồ thị hàm số.

Ta có \({x^2} - 3x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right. \) \(\Rightarrow y = \dfrac{{x - m}}{{{x^2} - 3x + 2}} = \dfrac{{x - m}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

Để đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - m}}{{{x^2} - 3x + 2}}\) có đúng hai tiệm cận thì đồ thị hàm số chỉ có 1 TCN \( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\)

Câu 59 Trắc nghiệm

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{ - 3x + 2}}\) là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đồ thị hàm số có TCN là \(y =  - \dfrac{1}{3}\).

Câu 60 Trắc nghiệm

Đường thẳng $y = {y_0}$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ nếu:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đường thẳng $y = {y_0}$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ nếu $\left[ \begin{gathered}  \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y = {y_0} \hfill \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } y = {y_0} \hfill \\ \end{gathered}  \right.$