Tính thể tích khối lăng trụ $A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}$
Bước 1: Gọi $M$ là trung điểm $A B, I$ là trung điểm $A M$. Tính góc A’IH
Ta có $S_{A B C D}=2 S_{A B C}=\dfrac{a^{2} \sqrt{3}}{2}$
Gọi $M$ là trung điểm $A B, I$ là trung điểm $A M$
Khi đó $H I \perp A B \Rightarrow$ góc giữa $\left(A B B^{\prime} A^{\prime}\right)$ và $(A B C D)$ là góc $\widehat{A^{\prime} I H}=60^{\circ}$
Bước 2: Tính $V_{A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}}$
Ta có $I H=\dfrac{1}{2} C M=\dfrac{a \sqrt{3}}{4} \Rightarrow A^{\prime} H\\=I H \cdot \tan 60^{\circ}=\dfrac{3 a}{4}$
$\Rightarrow V_{A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}}=A^{\prime} H \cdot S_{A B C D}\\=\dfrac{3 a}{4} \cdot \dfrac{a^{2} \sqrt{3}}{2}=\dfrac{3 a^{3} \sqrt{3}}{8} .$
Tính góc giữa hai mặt phẳng $\left(A B B^{\prime} A^{\prime}\right)$ và $(A B C)$
Bước 1: Tính diện tích tam giác ABH
Hình thoi $A B C D$ có $\widehat{B C D}=120^{\circ}$
$\Rightarrow \widehat{A B C}=60^{\circ}$
Do đó $A B C$ là tam giác đều
$\Rightarrow S_{A B C}=\dfrac{a^{2} \sqrt{3}}{4}$
$\Rightarrow S_{A B H}=\dfrac{1}{2} S_{A B C}=\dfrac{a^{2} \sqrt{3}}{8} .$
Bước 2: Sử dụng công thức liên hệ giữa diện tích hình chiếu của đa giác và đa giác ban đầu.
Tam giác $A B H$ là hình chiếu của tam giác $A^{\prime} B H$
Gọi góc giữa $\left(A B B^{\prime} A^{\prime}\right)$ và $(A B C D)$ là $\varphi$
Khi đó ta có $S_{A B H}=S_{A B A^{\prime}} \cos \varphi \Rightarrow \cos \varphi=\dfrac{S_{A B H}}{S_{A B A^{\prime}}}=\dfrac{1}{2} \Rightarrow \varphi=60^{\circ}$
Cho khối lăng trụ có diện tích đáy \(B\) và chiều cao h. Thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho được tính theo công thức nào dưới đây?
Thể tích \(V\) của khối lăng trụ có diện tích đáy \(B\) và chiều cao h là: \(V = Bh\)
Đề thi THPT QG 2019 – mã đề 104
Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy \(B\) và chiều cao \(h\) là
Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy \(B\) và chiều cao \(h\) là \(Bh.\).
Đề thi THPT QG - 2021 - mã 103
Thể tích của khối lập phương cạnh \(3a\) bằng:
\({V_{lap\,\,phuong}} = {\left( {canh} \right)^3} = {\left( {3a} \right)^3} = 27{a^3}\).
Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể tích bằng 1. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AA' và BB'. Đường thẳng CM cắt đường thẳng C’A' tại P, đường thẳng CN cắt đường thẳng C’B' tại Q. Thể tích của khối đa diện lồi A’MPB’NQ bằng:
Gọi diện tích đáy, chiều cao, thể tích của hình lăng trụ ABC.A’B’C’ lần lượt là \(S;\;h;\;V \Rightarrow V = Sh\).
Ta có: \(\Delta A'B'C' \sim \Delta PQC'\) theo tỉ số \(\frac{1}{2} \Rightarrow {S_{C'PQ}} = 4{S_{A'B'C'}} = 4S.\)
\( \Rightarrow {V_{C.C'PQ}} = \frac{1}{3}.h.4S = \frac{4}{3}V\).
Ta có : \({S_{ABNM}} = \frac{1}{2}{S_{ABB'A'}} \Rightarrow {V_{C.ABNM}} = \frac{1}{2}{V_{C.ABB'A'}}\)
Mà \({V_{C.ABB'A'}} = \frac{2}{3}V \Rightarrow {V_{C.ABNM}} = \frac{1}{2}.\frac{2}{3}V = \frac{V}{3} \Rightarrow {V_{CC'A'B'NM}} = V - \frac{V}{3} = \frac{2}{3}V\)
Vậy \({V_{A'MPB'NQ}} = \frac{4}{3}V - \frac{2}{3}V = \frac{2}{3}V\).
Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }{D^\prime }\) với đáy là hình thoi có cạnh bằng \(4a,A{A^\prime } = 6a,\widehat {BCD} = {120^0 }\). Goi $M, N, K$ lần lượt là trung điểm của \(A{B^\prime },{B^\prime }C,B{D^\prime }\). Tính thể tích khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm $A, B, C, M, N, K$.
Gọi \(V\) là thể tích của khối lăng trụ \(ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }{D^\prime }\).
Gọi \({A_1},{B_1},{C_1}\) lần lượt là giao điểm của \(AA',BB',CC'\) và mặt phẳng \((MNK)\).
Thể tích của khối lăng trụ \(ABC \cdot {A_1}{B_1}{C_1}\) là:
\({V_{ABC \cdot {A_1}{B_1}{C_1}}} = \dfrac{1}{4}{V_{ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }{D^\prime }}} = \dfrac{1}{4}V\).
Gọi \({V_1},{V_2},{V_3}\) lần lượt là thể tích của khối tứ diện \(A.{A_1}MK,\)\(B.{B_1}MN,C.{C_1}NK\).
Ta có:
+) \({V_1} = {V_{A \cdot {A_1}MK}} = \dfrac{1}{3} \cdot {S_{\Delta {A_1}MK}} \cdot A{A_1}\)
\( = \dfrac{1}{3} \cdot \dfrac{1}{4}{S_{\Delta {A_1}{B_1}{C_1}}} \cdot A{A_1}\)\( = \dfrac{1}{{12}} \cdot {V_{ABC \cdot {A_1}{B_1}{C_1}}} = \dfrac{1}{{12}} \cdot \dfrac{1}{4}V = \dfrac{1}{{48}}V\)
\( + ){V_2} = {V_{B \cdot {B_1}MN}} = \dfrac{1}{3} \cdot {S_{\Delta {B_1}MN}} \cdot B{B_1}\)\( = \dfrac{1}{3} \cdot \dfrac{1}{4}{S_{\Delta {B_1}{A_1}{C_1}}} \cdot B{B_1}\)\( = \dfrac{1}{{12}} \cdot {V_{ABC \cdot {A_1}{B_1}{C_1}}} = \dfrac{1}{{12}} \cdot \dfrac{1}{4}V = \dfrac{1}{{48}}V\)
\({V_3} = {V_{C.{C_1}NK}} = \dfrac{1}{3} \cdot {S_{\Delta {C_1}NK}} \cdot C{C_1}\)\( = \dfrac{1}{3} \cdot \dfrac{1}{4}{S_{\Delta {C_1}{B_1}{A_1}}} \cdot C{C_1} = \dfrac{1}{{12}} \cdot {V_{ABC \cdot {A_1}{B_1}{C_1}}}\)\( = \dfrac{1}{{12}} \cdot \dfrac{1}{4}V = \dfrac{1}{{48}}V\)
\(V = {S_{ABCD}} \cdot {A^\prime }A\)\( = 2{S_{\Delta BCD}} \cdot {A^\prime }A\)\( = 2 \cdot \dfrac{1}{2} \cdot (4a) \cdot (4a) \cdot \sin {120^0} \cdot (6a)\)\( = 48{a^3}\sqrt 3 \)
Do đó, thể tích khối đa diện lồi $A B C M N K$ là:
\(\begin{array}{l}{V_{ABCMNK}} = \dfrac{1}{4}{V_{ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }{D^\prime }}} - \left( {{V_1} + {V_2} + {V_3}} \right)\\ = \dfrac{1}{4}V - 3 \cdot \dfrac{1}{{48}}V = \dfrac{3}{{16}}V = \dfrac{3}{{16}} \cdot 48{a^3}\sqrt 3 = 9{a^3}\sqrt 3 .\end{array}\)
Vậy \({V_{ABCMNK}} = 9{a^3}\sqrt 3 \)
Đề thi THPT QG 2019 – mã đề 104
Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\) và \(AA' = \sqrt 2 a\) (minh họa như hình vẽ bên).
Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
Tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).
Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{\Delta ABC}} = \sqrt 2 a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{4}\).
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \({V_1};{V_2}\) lần lượt là thể tích của khối tứ diện \(ACB'D'\) và khối hộp \(ABCD.A'B'C'D'.\) Tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng
Ta thấy \({V_1} = {V_{ABCD.A'B'C'D'}} = h.{S_{ABCD}}\) với \(h = d\left( {A',\left( {ABCD} \right)} \right)\)
+) \({V_{D'.ADC}} = \dfrac{1}{3}d\left( {D',\left( {ADC} \right)} \right).{S_{\Delta ADC}} = \dfrac{1}{3}.h.\dfrac{1}{2}{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{6}{V_1}\)
Tương tự ta có \({V_{C.D'C'B'}} = {V_{B'.ABC}} = {V_{A.A'B'D'}} = {V_{D'.ADC}} = \dfrac{1}{6}{V_1}\)
Lại có \({V_{C.D'C'B'}} + {V_{B'.ABC}} + {V_{A.A'B'D'}} + {V_{D'.ADC}} + {V_{ACB'D'}} = {V_{ABCD.A'B'C'D'}}\)
\( \Leftrightarrow {V_2} = {V_{ACB'D'}} = {V_1} - 4.\dfrac{1}{6}{V_1} = \dfrac{{{V_1}}}{3} \Leftrightarrow \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{1}{3}\).
Cho khối hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình vuông, \(BD = 2a\), góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BD} \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\) bằng \({60^0}\). Thể tích của khối hộp chữ nhật đã cho bằng:
* Xác định \(\angle \left( {\left( {A'BD} \right);\left( {ABCD} \right)} \right)\).
+ \(\left( {A'BC} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BD\).
+ \(\left\{ \begin{array}{l}AA' \bot BD\\AO \bot BD\end{array} \right. \Rightarrow \left( {A'AO} \right) \bot BD\).
+ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {A'AO} \right) \cap \left( {A'BD} \right) = A'O\\\left( {A'AO} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = AO\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \angle \left( {\left( {A'BD} \right);\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {A'O;AO} \right) = \angle A'OA\).
\( \Rightarrow \angle A'OA = {60^0}\).
* Xét tam giác \(A'OA\) vuông tại \(A\) có \(AO = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{1}{2}BD = a\).
\( \Rightarrow AA' = \tan {60^0}.AO = a\sqrt 3 \).
\( \Rightarrow {V_{ABCD.A'B'C'D'}} = {S_{ABCD}}.AA' = \dfrac{1}{2}AC.BD.AA'\) \( = \dfrac{1}{2}.{\left( {2a} \right)^2}.a\sqrt 3 = 2\sqrt 3 {a^3}\).
Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt là \(1, 2, 3\) bằng:
Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước lần lượt 1,2,3 là \(V = 1.2.3 = 6\).
Cho khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(E,\,\,F\) lần lượt là trung điểm của \(AA',\,\,CC'\). Mặt phẳng \(\left( {BEF} \right)\) chia khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của hai phần đó là:
Ta có: \({V_{ABC.A'B'C'}} = d\left( {B;\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{A'B'C'}} = V\)
\({V_{B.A'B'C'}} = \dfrac{1}{3}d\left( {B;\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{A'B'C'}} = \dfrac{1}{3}V\)
Suy ra \({V_{B.AA'C'C}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{B.A'B'C'}}\) \( = V - \dfrac{1}{3}V = \dfrac{2}{3}V\)
Lại có: \({S_{ACFE}} = \dfrac{1}{2}{S_{AA'C'C}}\) (do E, F lần lượt là trung điểm của AA’, CC’)
Suy ra \({V_{B.AEFC}} = \dfrac{1}{3}d\left( {B,\left( {AA'C'C} \right)} \right).{S_{ACFE}}\) \( = \dfrac{1}{3}d\left( {B,\left( {AA'C'C} \right)} \right).\dfrac{1}{2}{S_{AA'C'C}}\)
\( = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{3}d\left( {B,\left( {AA'C'C} \right)} \right).{S_{AA'C'C}}\) \( = \dfrac{1}{2}{V_{B.AA'C'C}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{2}{3}V = \dfrac{1}{3}V\)
Suy ra \({V_{BEFA'B'C'}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{B.ACFE}}\) \( = V - \dfrac{1}{3}V = \dfrac{2}{3}V\)
Vậy tỉ số thể tích giữa hai phần là: \({V_{B.ACFE}}:{V_{BEFA'B'C'}} = \dfrac{1}{3}V:\dfrac{2}{3}V = 1:2\)
Đề thi THPT QG 2019 – mã đề 104
Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có chiều cao bằng 4 và đáy là tam giác đều cạnh bằng 4. Gọi \(M,N\) và \(P\) lần lượt là tâm của các mặt bên \(ABB'A',ACC'A'\) và \(BCC'B'\). Thể tích của khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm \(A,B,C,M,N,P\) bằng
Gọi \(V\) là thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\).
Gọi \({A_1},\,\,{B_1},\,\,{C_1}\) lần lượt là trung điểm của \(AA',\,\,BB',\,\,CC'\). Khi đó ta có \(\left( {{A_1}{B_1}{C_1}} \right)//\left( {ABC} \right)//\left( {A'B'C'} \right)\)
Khi đó \({V_{ABC.MNP}} = {V_{ABC.{A_1}{B_1}{C_1}}} - {V_{A.{A_1}MN}} - {V_{B.{B_1}MP}} - {V_{C.{C_1}NP}}\).
Ta có \({V_{ABC.{A_1}{B_1}{C_1}}} = \dfrac{1}{2}{V_{ABC.A'B'C'}} = \dfrac{1}{2}V\).
\({V_{A.{A_1}MN}} = \dfrac{1}{3}d\left( {A;\left( {{A_1}{B_1}{C_1}} \right)} \right).{S_{{A_1}MN}}\)\( = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{2}d\left( {\left( {ABC} \right);\left( {A'B'C'} \right)} \right).\dfrac{1}{4}{S_{ABC}} = \dfrac{1}{{24}}V\).
Chứng minh tương tự ta có \({V_{B.{B_1}MP}} = {V_{C.{C_1}NP}} = \dfrac{V}{{24}}\).
\( \Rightarrow {V_{ABCMNP}} = \dfrac{1}{2}V - 3.\dfrac{V}{{24}} = \dfrac{{3V}}{8}\).
Ta có \(V = 4.\dfrac{{{4^2}\sqrt 3 }}{4} = 16\sqrt 3 \)\( \Rightarrow {V_{ABCMNP}} = \dfrac{{3.16\sqrt 3 }}{8} = 6\sqrt 3 \).
Cho khối lăng trụ có chiều cao \(h = 5\) và diện tích đáy \(S = 6.\) Thể tích của khối lăng trụ đã cho là:
Thể tích của khối lăng trụ đã cho là: \(V = Sh = 6.5 = 30.\)
Cho khối lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 2a,\,\,M\) là trung điểm của \(BC\) và \(A'M = 3a.\) Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng:
Ta có: \({S_{ABC}} = \dfrac{{{{\left( {2a} \right)}^2}.\sqrt 3 }}{4} = {a^2}\sqrt 3 .\)
Ta có: \(AM\) là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) đều cạnh \(2a\) \( \Rightarrow AM = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 .\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AA'M\) vuông tại \(A\) ta có: \(AA' = \sqrt {A'{M^2} - A{M^2}} \) \( = \sqrt {9{a^2} - 3{a^2}} = a\sqrt 6 \)
\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}}\) \( = a\sqrt 6 .{a^2}\sqrt 3 = 3{a^3}\sqrt 2 \)
Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác cân tại \(C,\,\,A'C = a\sqrt 5 ,\)\(BC = a,\,\,\angle ACB = {45^0}.\) Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) bằng:
Ta có: \(\Delta ABC\) cân tại \(C\) \( \Rightarrow AC = BC = a.\)
\( \Rightarrow {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC.\sin C\) \( = \dfrac{1}{2}.a.a.\sin {45^0}\)\( = \dfrac{1}{2}{a^2}.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{4}.\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AA'C\) vuông tại \(A\) ta có:
\(AA' = \sqrt {A'{C^2} - A{C^2}} \) \( = \sqrt {5{a^2} - {a^2}} = 2a\)
\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}}\) \( = 2a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}.\)
Nếu một khối lăng trụ đứng có diện tích đát bằng B và cạnh bên bằng h thì có thể tích là:
Thể tích khối lăng trụ đã cho là: \(V = Bh.\)
Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước là 3; 4; 5 bằng:
Thể tích của khối hộp chữ nhật đã cho là:\(V = abc = 3.4.5 = 60.\)
Khối lăng trụ đáy là hình chữ nhật có hai kích thước lần lượt là \(2a,\,\,3a,\) chiều cao khối lăng trụ là \(5a.\) Thể tích khối lăng trụ bằng:
Diện tích đáy của khối lăng trụ đã cho là: \(S = 2a.3a = 6{a^2}.\)
\( \Rightarrow \) Thể tích khối lăng trụ đã cho là: \(V = Sh = 6{a^2}.5a = 30{a^3}.\)
Cho khối hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = 2,\,\,AD = 3,\,\,AA' = 4.\) Thể tích của khối hộp đã cho bằng:
Thể tích của khối hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) đã cho là: \(V = AB.AD.AA'\)\( = 2.3.4 = 24.\)