Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thuộc \((a;b)\) thì
Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thì ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số.
Giả sử $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm cấp hai trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $\left\{ \begin{gathered}f'\left( {{x_0}} \right) = 0 \hfill \\ f''\left( {{x_0}} \right) > 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ thì
Nếu $\left\{ \begin{gathered} f'\left( {{x_0}} \right) = 0 \hfill \\ f''\left( {{x_0}} \right) > 0 \hfill \\\end{gathered} \right.$ thì ${x_0}$ là một điểm cực tiểu của hàm số.
Đề mẫu ĐGNL HN 2021
Hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^3} - \dfrac{{29}}{8}{x^2} + \dfrac{9}{4}x + \dfrac{3}{8}\), \(\forall x\, \in \,\mathbb{R}\). Gọi \(S\) là tập hợp các điểm cực tiểu của hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {2x + 1} \right) - {x^3}.\) Tổng giá trị các phần tử của \(S\) bằng
Bước 1:
Ta có
\(\begin{array}{l}g'\left( x \right) = 2f'\left( {2x + 1} \right) - 3{x^2}\\ = 2\left[ {{{\left( {2x + 1} \right)}^3} - \dfrac{{29}}{8}{{\left( {2x + 1} \right)}^2} + \dfrac{9}{4}\left( {2x + 1} \right) + \dfrac{3}{8}} \right] - 3{x^2}\\ = 2\left( {8{x^3} + 12{x^2} + 6x + 1 - \dfrac{{29}}{8}\left( {4{x^2} + 4x + 1} \right) + \dfrac{9}{4}\left( {2x + 1} \right) + \dfrac{3}{8}} \right) - 3{x^2}\\ = 16{x^3} + 24{x^2} + 12x + 2 - 29{x^2} - 29x - \dfrac{{29}}{4} + 9x + \dfrac{9}{2} + \dfrac{3}{4} - 3{x^2}\\ = 16{x^3} - 8{x^2} - 8x\end{array}\)
\( \Rightarrow g''\left( x \right) = 48{x^2} - 16x - 8\).
Bước 2:
Xét hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}g'\left( x \right) = 0\\g''\left( x \right) > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}16{x^3} - 8{x^2} - 8x = 0\\48{x^2} - 16x - 8 > 0\,\,\left( {luon\,\,dung} \right)\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\\x = - \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\).
\( \Rightarrow S = \left\{ {0;1; - \dfrac{1}{2}} \right\}\). Vậy tổng các phần tử của \(S\) là \(0 + 1 + \left( { - \dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{1}{2}\).
Đề chính thức ĐGNL HCM 2019
Điểm cực tiểu của hàm số (1) $y=x+\dfrac{4}{x}$
Ta có: $y’=1-\dfrac{4}{x^2}$
\(y' = 0 \Leftrightarrow x = \pm 2\)
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là $x=2$
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\left( {a;b} \right)\). Nếu \(f'\left( x \right)\) đổi dấu từ dương sang âm qua điểm \({x_0}\) thì:
Nếu \(f'\left( x \right)\) đổi dấu từ dương sang âm qua điểm \({x_0}\) thì \({x_0}\) là điểm cực đại của hàm số.
Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định và có đạo hàm cấp một và cấp hai trên khoảng $\left( {a,b} \right)$ và ${x_0} \in \left( {a,b} \right).$ Khẳng định nào sau đây là sai?
Câu C đúng theo điều kiện cần của cực trị.
Câu A, B đúng theo điều kiện đủ của cực trị.
Câu D sai theo điều kiện đủ cho cực trị tồn tại.
Nếu \({x_0}\) là điểm cực đại của hàm số thì \(f\left( {{x_0}} \right)\) là:
Nếu \({x_0}\) là điểm cực đại của hàm số thì \(f\left( {{x_0}} \right)\) là giá trị cực đại của hàm số.
Nếu \(\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\) là điểm cực đại của đồ thị hàm số thì \({x_0}\) là:
Nếu \(\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\) là điểm cực đại của đồ thị hàm số thì \({x_0}\) là điểm cực đại của hàm số
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phát biểu “Hàm số $y = f\left( x \right)$ đạt cực trị tại ${x_0}$ khi và chỉ khi ${x_0}$ là nghiệm của đạo hàm” là sai vì tồn tại hàm số có cực trị tại điểm ${x_0}$ không phải là nghiệm của đạo hàm (chẳng hạn hàm $y = \left| x \right|$ đạt cực trị tại $x = 0$ mà không có đạo hàm tại điểm đó)
Phát biểu “Nếu $f'\left( {{x_0}} \right) = 0$ và $f''\left( {{x_0}} \right) > 0$ thì hàm số đạt cực đại tại ${x_0}$” là sai vì nếu $f'\left( {{x_0}} \right) = 0$ và$f''\left( {{x_0}} \right) > 0$ thì hàm số đạt cực tiểu tại ${x_0}$
Phát biểu “Nếu $f'\left( {{x_0}} \right) = 0$ và $f''\left( {{x_0}} \right) = 0$ thì ${x_0}$ không phải là cực trị của hàm số $y = f\left( x \right)$ đã cho” là sai vì tồn tại hàm số, chẳng hạn $y = {x^4}$ có $f'(0) = 0$ và $f''(0) = 0$ và $x = 0$ là cực trị của hàm số đó.
Phát biểu “Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu khi $x$ qua điểm ${x_0}$ và $f\left( x \right)$ liên tục tại ${x_0}$ thì hàm số $y = f\left( x \right)$ đạt cực trị tại điểm ${x_0}$.” là đúng.
Nếu ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số thì $f\left( {{x_0}} \right)$ là:
Nếu ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số thì $f\left( {{x_0}} \right)$ là giá trị cực tiểu của hàm số.
Nếu hàm số bậc ba có phương trình \(y' = 0\) có nghiệm kép hoặc vô nghiệm thì hàm số bậc ba đó
Nếu hàm số bậc ba có phương trình \(y' = 0\) có nghiệm kép hoặc vô nghiệm thì hàm số bậc ba đó không có cực trị.
Chọn phát biểu đúng:
Hàm số bậc ba chỉ có thể có 2 cực trị và không có cực trị nào nên nếu nó có cực đại thì chắc chắn sẽ có cực tiểu.
Không phải lúc nào hàm bậc ba cũng có cực trị, vẫn có trường hợp không có cực trị và ngược lại nên A, D sai.
Hàm số \(y = {x^4} + 2{x^3} - 2017\) có bao nhiêu điểm cực trị?
Có \(y' = 4{x^3} + 6{x^2} = 0\)\( \Leftrightarrow 2{x^2}\left( {2x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{3}{2}\\x = 0\end{array} \right.\)
Do \(x = - \dfrac{3}{2}\) là nghiệm bội lẻ nên nó là một cực trị của hàm số.
\(x = 0\) là nghiệm bội chẵn nên \(x = 0\) không là điểm cực trị của hàm số.
Vậy hàm số đã cho có \(1\) cực trị.
Đề thi THPT QG - 2021 - mã 103
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:
Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:
Dựa vào bảng xét dấu ta thấy đạo hàm đổi dấu khi đi qua các điểm có hoành độ là -3, -1, 1, 2 nên hàm số đã cho có 4 điểm cực trị.
Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3{x^2} + 2$
Cách 1:
Ta có $y' = 3{x^2} - 6x$
Khi đó ${x^3} - 3{x^2} + 2 $ $= \left( {3{x^2} - 6x} \right)\left( {\dfrac{1}{3}x - \dfrac{1}{3}} \right) - 2x + 2$
Vậy đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số là $y = - 2x + 2$
Cách 2:
\(\begin{array}{l}y' = 3{x^2} - 6x\\y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\end{array} \right.\end{array}\)
\( \Rightarrow \)\(A\left( {0;2} \right),B\left( {2; - 2} \right)\) là 2 điểm cực trị của đồ thị hàm số, phương trình đường thẳng AB là
\(\dfrac{{x - 0}}{{2 - 0}} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 2 - 2}} \Leftrightarrow y = - 2x + 2\)
Cách 3:
Bước 1: $y'=3x^2-6x; \,\,y''=6x-6$
Bước 2: Mode 2
Bước 3:
a=2, b=-2
Vậy đường thẳng cần tìm là: $y=-2x+2$
Cho các hàm số $\left( I \right):y = {x^2} + 3;$ $ \left( {II} \right):y = {x^3} + 3{x^2} + 3x - 5;$ $\left( {III} \right):y = x - \dfrac{1}{{x + 2}};$ $ \left( {IV} \right):y = {\left( {2x + 1} \right)^7}.$ Các hàm số không có cực trị là
Xét hàm số $y = {x^2} + 3$. Ta có $y' = 2x \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow x = 0.$
Khi đó $y''\left( 0 \right) = 2 > 0$ nên hàm số $y = {x^2} + 3$ có cực tiểu.
Do đó ta loại các đáp án A,B,C. Đáp án đúng là D.
Cho hàm số $y = x + \sin 2x + 2017.$Tìm tất cả các điểm cực tiểu của hàm số.
Tập xác định $x \in \mathbb{R}.$
Ta có $y' = 1 + 2\cos 2x \Rightarrow y'\left( {{x_0}} \right) = 0 \Leftrightarrow 1 + 2\cos 2{x_0} = 0 \Leftrightarrow \cos 2{x_0} = - \frac{1}{2} = \cos \frac{{2\pi }}{3} \Leftrightarrow {x_0} = \pm \frac{\pi }{3} + k\pi {\mkern 1mu} \left( {k \in \mathbb{Z}} \right).$
Ta tính được $y'' = - 4\sin 2x.$
Do đó:Với ${x_0} = \frac{\pi }{3} + k\pi $ thì $y''\left( {{x_0}} \right) = - 4\sin \left[ {2\left( {\frac{\pi }{3} + k\pi } \right)} \right] = - 4\sin \frac{{2\pi }}{3} < 0$ vì vậy ${x_0} = \frac{\pi }{3} + k\pi {\mkern 1mu} \left( {k \in Z} \right)$ là điểm cực đại của hàm đã cho.
Với ${x_0} = - \frac{\pi }{3} + k\pi $ thì $y''\left( {{x_0}} \right) = - 4\sin \left[ {2\left( { - \frac{\pi }{3} + k\pi } \right)} \right] = - 4\sin \left( { - \frac{{2\pi }}{3}} \right) > 0$ vì vậy ${x_0} = - \frac{\pi }{3} + k\pi {\mkern 1mu} \left( {k \in Z} \right)$ là điểm cực tiểu của hàm đã cho.
Hàm số $y = - 2{x^4} + 4{x^2} + 5$ có bao nhiêu điểm cực trị?
$\begin{array}{*{20}{l}}{y = {\rm{\;}} - 2{x^4} + 4{x^2} + 5 \Rightarrow y' = {\rm{\;}} - 8{x^3} + 8x}\\{y' = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0}\\{x = 1}\\{x = {\rm{\;}} - 1}\end{array}} \right.}\end{array}$
$y' = 0$ có 3 nghiệm phân biệt.
Vậy hàm số $y = - 2{x^4} + 4{x^2} + 5$ có 3 điểm cực trị.
Số điểm cực trị của hàm số $y = {(x - 1)^{2017}}$ là
Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
$y = {(x - 1)^{2017}} \Rightarrow y' = 2017{(x - 1)^{2016}} \ge 0,\forall x$
Do đó hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$ nên không có cực trị.
Cho hàm số $y = {x^4} - 2{x^2} + 2$. Diện tích $S$ của tam giác có $3$ đỉnh là $3$ điểm cực trị của đồ thị hàm số đã cho có giá trị là
$\begin{array}{*{20}{l}}{y = {x^4} - 2{x^2} + 2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (C) \Rightarrow y' = 4{x^3} - 4x}\\{y' = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0}\\{x = \pm 1}\end{array}} \right.}\end{array}$
Tọa độ các điểm cực trị của $\left( C \right)$ là: $A(0;2),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B( - 1;1),{\mkern 1mu} C(1;1)$.
Diện tích tam giác $ABC:$ ${S_{ABC}} = \frac{1}{2}AH.BC = \frac{1}{2}.(2 - 1).(1 - ( - 1)) = 1$