Trả lời bởi giáo viên
Phát biểu “Hàm số y = f\left( x \right) đạt cực trị tại {x_0} khi và chỉ khi {x_0} là nghiệm của đạo hàm” là sai vì tồn tại hàm số có cực trị tại điểm {x_0} không phải là nghiệm của đạo hàm (chẳng hạn hàm y = \left| x \right| đạt cực trị tại x = 0 mà không có đạo hàm tại điểm đó)
Phát biểu “Nếu f'\left( {{x_0}} \right) = 0 và f''\left( {{x_0}} \right) > 0 thì hàm số đạt cực đại tại {x_0}” là sai vì nếu f'\left( {{x_0}} \right) = 0 vàf''\left( {{x_0}} \right) > 0 thì hàm số đạt cực tiểu tại {x_0}
Phát biểu “Nếu f'\left( {{x_0}} \right) = 0 và f''\left( {{x_0}} \right) = 0 thì {x_0} không phải là cực trị của hàm số y = f\left( x \right) đã cho” là sai vì tồn tại hàm số, chẳng hạn y = {x^4} có f'(0) = 0 và f''(0) = 0 và x = 0 là cực trị của hàm số đó.
Phát biểu “Nếu f'\left( x \right) đổi dấu khi x qua điểm {x_0} và f\left( x \right) liên tục tại {x_0} thì hàm số y = f\left( x \right) đạt cực trị tại điểm {x_0}.” là đúng.
Hướng dẫn giải:
Sử dụng các định lý cực trị để nhận xét tính đúng sai của từng đáp án.