Giáo án Ngữ văn 7 Bài Ý nghĩa văn chương mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 97.Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

(Hoài Thanh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Hiểuđược quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ vàcông dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách văn nghị luận của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.

2. Kỹ năng:

- Phân tích một văn bản nghịluận.

3.Thái độ:

- Có thái độyêu quý, trân trọng các tác phẩm văn chương và thấy được giátrị của văn chương đối với đời sống.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, đọc văn bản,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

CH1:Cho biết bố cục văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”luận đề tác giả nêu ra ở đây làgì?Luận đề ấy được tác giả cụ thể thành mấy luận điểm? Đó là những điểm nào?

CH2: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Cách sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng đó?

3. Bài mới:

Hoài Thanh (1909 - 1982) là một trong những nhà văn - nhà phê bình văn học lớn ở nước ta. Từ 1936 trong cuốn sách "Văn chương và hành động" đã có bài " Ý nghĩa của văn chương". Đây là ý kiến riêng của tác giả về vấn đề văn học này.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn cách đọc

- GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.

GV nhận xét cách đọc của HS

? Nêu những hiểu biết của em về tác giảHoài Thanh?

HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản

CH: Văn bảnđược viết theo phương thứcnào?

CH:Xác định vấn đề được chứng minh trong văn bản?

CH: Cho biết bố cục của văn bản?

HS: Đọcđạon 1:

CH: Tác gải đã giới thiệu vấn đề như thế nào?

CH: Tác giả đã nêu ra vấn đề gì trong phầnmở bài? Đó là cách nêu trực tiếp hay giántiếp?

CH: Theotácgiả, nguồn gốc cốtyếu của văn chươnglà gì?

CH:Em hiểu như thế nào là cốt yếu?

CH:Quan niệm như thếđã đúng chưa?

Đúng nhưng có các quan niệmkhác. Ví dụ:

+ Văn chương bắt nguồn từ lao động (Lỗ Tấn)

+ Bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo (Văn Tế)

+ Bắt nguồn từ giải trí, mua vui

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (BHồ)

-> Các quan niệmkhác nhau nhưng không loại trừ nhau ngược lại, còn có thể bổ sungcho nhau.

Giáo viên lấy một ví dụ cho quan niệm của Hoài Thanh:

-Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

-Đau đớn thayphậnđàn bà.

(N.Du)

- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(B. H. Thanh Quan)

- Gọi hs đọc đoạn 2

CH: Câu văn “Văn chương ... sự sống” có mấy luận điểm chính?

CH:Câu văn “Văn chương… vạn trạng”đượchiểunhư thế nào?

CH: Tác giả nói: “Văn chương sáng tạo ra sự sống” có nghĩa là gì?

CH:Từ những ý văn trên tác giả đã chỉ ra văn chương có nhữngcông dụnggì?

CH. Tác giả đã chứng minh nhưthế nào?

CH:Trong đoạn văn cuối cùng, tác giả luậnchứng theo lối suy tưởng như thế nào? Để nói lênđiều gì? Cách viết ấy có đặcsắc gì?

CH: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài văn?

- Giáo viên: Gọi mộthọc sinh đọc phần ghi nhớ

HĐ3. HD HS luyện tập

Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập, cho các em thảo luận nhóm

I. Đọc và tìm hiểu chú thích.

1. Đọc

- Yêu cầu: Giọng vừa rành mạch, vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.

2. Chú thích.

a. Tác giả: Hoài Thanh (1909- 1982) quê: Nghi Trung – Nghi Lộc – Nghệ An.

- Là một nhà phê bìnhvăn học nổi tiếng ở Việt Nam.

- Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minhvềvăn hoá nghệ thuật (2000)

- Tác phẩm nổi tiếng: Thi Nhân Việt Nam (1942)

b.Từ khó: SGK

II. Đọc-hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản:

- Nghị luận chứng minh một vấn đề văn học

- ý nghĩa của văn chương đốivới cuộc sống của con người.

2. Bố cục:

- Đoạn 1 đầu ® “muônvật, muôn loài”:nguồn gốc cốt yếucủa văn chương.

Đoạn 2: Còn lại: Phân tích,chứng minh ý nghĩa, công dụngcủa văn chương

3. Phân tích:

a. Nêu vấn đề:

- Tác giả kể chuyện thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy con chim bị thương rơi xuống cạnh chân mình à vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn, xúc động. Kể chuyện để dẫn dắt luận đề theo lối quy nạp.

- Tác giả khôngtrực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa của văn chương mà bắtđầu đi từ nguồngốc cốt yếu của nó

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.

b. Bàn vềý nghĩa, côngdụng của văn chương trên cơ sở nguồngốc cơ bản của văn chương:

* Tác giả khái quát “ Văn chương sẽ là….. sự sống”2 ý: 2 nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng ® nghĩa là:

+ Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh - hình tượng nghệ thuật - 1 cách thể hiện đặc trưng, đặc thù của văn chương NT

+ Đối tượng của văn chương: Thiên nhiên, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống, thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn à tái hiện trên giấy hoặc truyền miệng.

-Văn chương sáng tạo ra sự sống.

Nghĩa là:

+ Thế giới NT trong tác phẩm cũng sống động, hoạt động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống với cuộc đời thực.

+ Văn chương dẫn lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưađủ mức cần có đểmọi ngườiphấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiệnthực tốtđẹp trong tương lai.

=> Nhà văn sáng tạo, tìm tòi, thể hiện cái mới bằng hình tượng NT ngôn từ chứ không chụp ảnh cuộc đời, vẽ truyền thần, nặn khuôn mẫu có sẵn .

*Văn chương có những côngdụng:

- Giúp cho người đọc có tình cảm và gợi lòng vịtha.

D/c: về sự xúc độngcủa một người sau khi xem truyện, hay ngâm thơ.

- Gây cho người đọc có tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có -> khiến cho cuộc đời ta thâm trầm và rộng rãi hơn.

- Biết thưởng thức, nhìn nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên, cuộc sống.

D/c: Thiên nhiên nhờ đi vào văn chương nên được mọi người thấy đẹp hơn, hay hơn.

=> Văn chương làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn.

* Câuvăn cuối cùng khẳng định:

Thế giới, cuộc đời thậtnghèo nàn và buồn chán, thựcdụng khikhông cònnhà văn, không còn vănchương.

-> Được chứng minh bằng cách nối tiếp, cụ thể, giả định.

-> Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.

4. Tổng kết:

*Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập:

a. Gây cho ta nhữngtình cảm không có

b. Luyện những tình cảmta sẵn có

4. Củng cố và vận dụng:

Tóm tắt luận điểm, luận cứ của Hoài Thanh trong văn bản?

5 Hướngdẫnvề nhà:

- Học thuộcbài, họcghi nhớ. Đọc phần đọc thêm

- Tìm các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm của Hoài Thanh

- Chuẩn bị chobàikiểm tra văn.