Giáo án Ngữ văn 7 Bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận ( Tiếp theo )

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 76.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN(TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm vững khái niệm vềvăn nghị luận.

- Vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập thực hành.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết và viết văn nghị luận

3.Thái độ:

- Có ý thức học tập mônhọc, ý thức tìm hiểu bản chất của văn nghị luận, tập làm văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Cho ví dụ?

3 Bài mới:

- Ở giờ trước các em đã hiểu được thế nào là văn nghị luận, bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm chắc hơn đặc điểm của kiểu văn bản này thông qua việc giải các bài tập thực hành.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HD ôn lí thuyết:

CH1: Khinào thì con người phải sử dụng văn bản nghị luận?

CH: Những văn bản nghị luận thường gặp?

CH3: Luận điểm là gì?

CH4: Khái niệm về văn nghị luận

HĐ 2. HDHS luyện tập:

- GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 SGK T 9

H:Đây có phải làvăn bản nghị luận không?Vì sao?

? Tác giả đề xuất ý kiến gì?

? Những dòng, câu nào thể hiện ý kiến đó?

? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ vàdẫn chứng nào?

? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế không?

H: Em có tán thành với ý kiến của bài viết này không? Tại sao?

? Hãy tìm ra bố cục của bài văn trên?

- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm

- GVgọi HS đọc bài văn “Hai biển hồ”

?Bài văn là văn bản nghị luận hay văn bản tựsự?

I. Ônlý thuyết

II. Luyên tập:

1. Bài tập 1:

a. Đây là một bàivăn nghị luận vì:

- Vấn đề nêu ra để bàn luận, giải quyết là 1 một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội - 1 vấn đề thuộc về lối sống đạo đức.

- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả sử dụng khá nhiều lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày, bảo vệ quan điểm của mình.

=> VB trên từ nhan đề -> MB, TB, KL đều thể hiện rõ nét tính nghị luận.

b. Tác giả đề xuất ý kiến:

- Cần phân biệt thói quen tốt, thói quen xấu

- Cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu trong đời sống từ những việc nhỏ.

c. Những câu văn biểu hiện ý kiến trên:

- Có thói quen tốt và thói quen xấu…có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ. Thói quen thành tệ nạn…tạo thành thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ,…cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

-> Đó là những lý lẽ chủ yếu của người viết.

d.Những dẫn chứng trong bài khá phong phú, cách nêu dẫn khá linh hoạt.

Những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của và thói quen xấu:

- Thói quen xấu:

+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi

+ Vứt vỏ chuối ra đường

+ Rác ùn lên cả mương nhỏ.

+ Ném chai, cóc vỡ ra đường ® cụ già, em nhỏ giẫm phải, chảy máu chân.

- Thói quen tốt:

+ Luôn dậy sớm,

+ Luôn đúng hẹn,

+ Giữ lời hứa,

+ Luôn đọc sách

=> Bài văn nhằm rất trúng vấn đề có trong thực tế, khơi rất đúng, trúng vấn đềnhạy cảm và không dễ giải quyết một sớm một chiều.

- Về cơ bản, tán thành bài viết vì tác giả nêu ra các vấn đề đều đúng đắn và cụ thể.

2. Bài tập 2:

- Gồm 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu thói quen xấu, tốt. (đặt vấn đề)

+ Thân bài:Trình bày những thói quen xấu cần được loại bỏ. (Giải quyết vấn đề)

+ Kết bài: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp (Kết thúc vấn đề)

3. Bài tập 3:

- Sưu tầm trong sách báo

4. Bài tập 4:

- Bài văn là văn bản nghị luận

- Bài văn kể về chuyên đề nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đây mà người tanghĩ rahai cách sống của con người.

4. Củng cố, luyện tập:

- GV nhắc lại nội dung chính của bài học

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học

- Làm bài tập 3 và sưu tầm các bài văn nghị luận

- Tập viết một số đoạnvăn nghị luận.

- Chuẩn bị bài: “Tục ngữ về con người và xã hội”