Giáo án Ngữ văn 7 Bài Ca Huế trên sông Hương mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 113. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

(Hà Ánh Minh )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con ngườitài hoa.

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu văn bản nhật dụng kỹ năng phân tích nhân vật.

3.Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn những nét đẹp của văn hoá dân tộc.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Phân tích nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu qua cuộc độc thoại? Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm này là gì?

CH2: Giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm ?

3.Bài mới:

Huế vùng đất cố đô, di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào của Vn. Nói đến Huế là nói đến sông Hương mộng mơ và ca Huế, nét đẹp riêng của Huế.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:

-GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.

- Gọi HS đọc

- GV nhận xét

- HS đọc chú thích truyện

? Thế nào là ca Huế?

? Em có hiểu như thế nào về ca Huế

? Giải nghĩa từ: Hoài vọng và lữ khách.

HĐ 2. HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:

? Văn bản thuộc thể loại nào?

? Có thể chia văn bản thành mấy phần

HS thực hiện theo nhóm

Nhóm 1: Hãy ghi tên các làn điệu dân ca Huế?

Nhóm 2: Hãy kể tên các nhạc cụ biểu diễn?

Kể tên các bản đàn

H: Nhận xét của em về các làn điệu dân ca và nhạc cụ xứ Huế?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

- Đọcchậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.

2. Tìm hiểu chú thích.

- Ca Huế:Là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên Huế nói chung.

- Từ khó: 21 từ khó SGK.

- Hoài vọng: Tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa, khó đạt được.

- Lữ khách: người đi đường xa.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự

- Thể loại: bút ký.

- Là văn bản nhật dụng.

2. Bố cục: (Cách chia tương đối)

a) Giới thiệu sơ lược về một số điệudân ca Huế

b) Tả lại một đêm trăng nghe đờn ca trên sông Hương

3. Phân tích:

a. Sự phong phú và đa dạng củanghệ thuật ca Huế

- Các làn điệu dâncaHuế:

+ Các điệu hò: đánh cá, cấy trồng, đưa linh,chèo cạn, bài thai, giã gạo, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa...

+ Các điệu lí: con sáo, hoài xuân, hoài nam...

+ Các điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân...

- Các nhạc cụ biểu diễn: Đàn tranh, nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, chũm choẹ, các loại trống…

- Tên các bản đàn: Lưu thuỷ, kim tiền; xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh; 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

=> Ca Huế phong phú,giàu bản sắc, các nhạc cụ phong phú, đa dạng nhiều chủng loại khác nhau điều đó tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của dân ca xứ Huế.

4. Củng cố , luyện tập:

-Trình bày các laị hình dân ca và nhạc cụ xứ Huế?

- Cảm nhận về các làn điệu dân ca xứ Huế?

5.Hướng dẫn về nhà:

-Ôn nội dung bài học, học thuọc lòng phần ghi nhớ.

- Làm tốt phần luyện tập

- Chuẩn bị bài : Ca Huế ( tiếp)

*****************************

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 114. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (TIẾP)

(Hà Ánh Minh )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Thấy được đặc điểm của một sinh hoạt văn hoá ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con ngườitài hoa.

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu văn bản nhật dụng kỹ năng phân tích tác phẩm bút kí.

3.Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn những nét đẹp của văn hoá dân tộc.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy ghi tên các làn điệu dân ca Huế?

-Hãy kể tên các nhạc cụ biểu diễn?

- Kể tên các bản đàn?

3.Bài mới:

- Các em đã đc tìm hiểu những sơ lược về các làn điệu dân ca xứ Huế ở giờ trước. Giờ học này các em tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của các làn điệu dân ca xứ Huế trong tiết học tiếp theo của bài.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hđ1.HDHS đọc hiểu ( tiếp)

?Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của một số làn điệu dân ca Huế?

- Bổ sung: Thể hiện ca Huế: có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ái oán, lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước….

? Khi biểu diễn các ca nhi , ca công ăn mặc như thế nào?Biểu diễn ra sao?

? Cách thưởng thức caHuế có gì độc đáo?

? Cảnh tình trong đêmnghe ca Huế trên sông Hương Giang đã được tác giả viết, kể, tả cụ thể như thế nào?

? Ca Huế có nguồn gốc từ đâu?

? Nó có đặc sắc gì?

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

II. Đọc- hiểu văn bản:( tiếp)

b) Đặc điểm nổi bật của một số làn điệu dân ca Huế:

- Các điệu lí, hò:

+ Gửi gắm ý tình trọn vẹn.

+ Từ ngữ địa phương dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, ngôn ngữ thể hiện tài ba, phong phú, có điệu hò buồn bã, có điệu náo nức, nồng hậu…thể hiện lòng khát khao, chờ mong. Hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.

- Các bản đàn đánh đơn hay song tấu, hoà tấu…du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáyhồn người

- Các khúc điệu Nam:

+ Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn…

+ Có khi lại không vui, không buồn...

+ Có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...

- Thể điệu ca Huế:

+ Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước trai hiền, gái lịch....

+ Khiến cho không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi.

c. Nghệ thuật biểu diễn, cách hát, cách chơi

- Ca nhi và ca công rất trẻ.

+ Nam mặc áo dài the, quần thụng, khăn xếp

+ Nữ mặc áo dài, khắn đóng duyên dáng

*Ca nhi:

+Cất lên những khúc điệu Nam

+ Tiếng đàn hoà tiếng hát réo rắt, du dương, bay bổng, vương vấn đêm trăng khuya, trên mênh mông dòng sông thơ mộng.

- Nhạc công: Dùng các ngón đàn trau chuốt, ngón nhấn, vả, mổ, day, bấm, chớp, búng, ngón phi, rãi. Hàng loạt các động từ chuyên môn tả cách chơi đàn

d. Cảnh - tình trong một đêm nghe ca Huế trên dòng Hương Giang.

- Cảnh đêm trăng trên sông Hương thơ mộng và đẹp.

- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công, ca nhi ngồi. đứng trên thuyền rồng biểu diễn.

Cảnh

- Đêm thành phố lên đèn như sao sa,.

- Màn sương dày dần lên-> cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

- Thuyền rồng, không gian rộng thoáng, sàn gỗ mui vòm, trang trí lộng lẫy, đầu rồng trước mũi như muốn bay lên.

-Trăng lên, gió mơn man, dịu nhẹ. Dòng sông trăng gợi sóng, con thuyền bồng bềnh.

- Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh.

- Đêm đã về khuya… Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.

- Sóng vỗ ru mạn thuyền , gợn vô hồi xa mãi cùng ngững tiếng đàn réo rắt, du dương.

- Tiếng gà gáy, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi canh năm...

- Không gian lắng đọng, thời gian như ngừng lại.

Tình- Con người - hoạt động.

- Lữ khách hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu, xuống thuyền rồng, chuẩn bị nghe hát, nghe đàn.

- Hình ảnh các ca công trẻ tuổi, duyên dáng với chiếc áo dài Huế - quê hương của chiếc áo dài VN.

- Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

- Bừng lên những âm thanh hoà tâm xao động hồn người.

- Hoà tấu du dương, trầm bổng, Bốn nhạc khúc réo rắt mở đầu xao động hồn người.

- Ca nhi cất tiếng hát: thong thả, trang trọng.

- Trong khoang thuyền vào đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

- Con gái Huế tâm hồn phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm

e. Nguồn gốc ca Huế:

- Từ ca nhạc dân gian ® các làn điệu dân ca Huế và Nam – Bắc + Một dải miền Trung.

- Ca nhạc cung đình: Dùng trong các buổi lễ tết tôn nghiêm quý phái, trang trọng và uy nghi.

-> Ca Huế thật tao nhã, lịch thiệp, sang trọng và rất duyên dáng.

-> Thưởng thức ca Huế là thú ăn chơi sành điệu của người cố đô và là một sinh hoạt văn hoá rất tao nhã, lịch sự.

-> Ca Huế xứng đáng là niềm tự hào của Huế, của văn hoá cổ truyền VN.

4. Tổng kết: Ghi nhớ SGK

4. Củng cố , luyện tập:

-Trình bày ngắn gọn về vẻ đẹp riêng củaca Huế

5.Hướng dẫn về nhà:

-Ôn nội dung bài học, học thuọc lòng phần ghi nhớ

- Làm tốt phần luyện tập

- Chuẩn bị bài :Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.