Giáo án Ngữ văn 7 Bài Luyện tập làm văn bản báo cáo mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 126. LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Nắmvững những đặc điểm và cách làm văn bản đề nghị, hành chính

2. Kỹ năng:

- Ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo và tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm văn bản này.

3.Thái độ:

- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu đặc điểm và cách làm một văn bản báo cáo?

3. Bài mới:

- Các em đã đc học cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành luyện tập viết văn bản đề nghị và báo cáo.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS ôn tập lí thuyết:

- Gọi hs đọc 2 văn bản đề nghị và báo cáo

H: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau về mặt hình thức, nội dung, mục đích?

CH: Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì ? những mục cần chú ý trong những loại văn bản này ?

HĐ 2. HDHS luyện tập:

- GV gọi HS đọc BT1 SGK yêu cầu HS thảo luận nhanh và đưa ra các tình huốngviết văn bản đề nghị vàbáo cáo.

- HS nhận xét

- GV chốt các tình huống đúng

GV gọi HSđọc các tình huống trong SGK

? Chỉra chổ sai trong việc sử dụng các văn bản đó?

GV hướng dẫn HSvề nhà viết bài tập 2. mỗi HS tự tìm ra các tình huống để viết 1 văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo

I. Ôn lý thuyết

*So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

- Giống nhau: Đều là văn bản hành chính, có tính quy ước cao (viết theo mẫu chung)

- Khác nhau:

Văn bản đề nghị

Văn bản báo cáo

* Về mục đích

- Nhằm đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến

- Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biệt

* Về nội dung:

Chú ý những mặt: ai đề nghị? đề nghị ai?đề nghị gì?

- Chú ý: Báo cáo của ai?

Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì?kết quả như thế nào?

* Về hình thức:

Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng có độ dài dài hay ngắn

Văn bản nhiều hay ít mà văn bản.

* Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót ở mục:

+ Nơi nhận đề nghị và báo cáo?

+ Nơi tổ chức đề nghị và báo cáo?

+ Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị hoặc điều cần báo cáo.

II. Luỵên tập

1. Bài tập 1:

2. Bài tập 3

a. Cần viết văn bản đề nghị

b. Cần viết văn bản báo cáo

c. Cần viết văn bản đề nghị

4 . Củng cố, luyện tập:

- Làm thế nào đểviết tốt một văn bảnđề nghị và 1 văn bản báo cáo?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ônnội dung bài học, làm bài tập số 2

- Sưu tầmcác văn bản đề nghị và báo cáo để tự củng cố lại kiến thức