Giáo án Ngữ văn 7 Bài Làm thơ lục bát mới nhất

Ngày  soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 59.LÀM THƠ LỤC BÁT

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- HS nắm được những đặc điểm, luật thơ lục bát

2.Kỹ năng:

-Phân tíchluật thơlục bát

- Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật, có cảm xúc

3.Thái độ:

- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, chân thực của con người.

- Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, nhạy cảm.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu những hiểu biết của em về thể tuỳ bút?

H: Nêu đại ý của bài tuỳbút “Một thứ của lúa non: Cốm” của Thạch Lam và chỉ ra chất trữ tình trong bài thơ ?

3.Bài mới:

- Đọc bài ca dao mà em đã học? Thể thơ?

- GV: Một trong các thể thơ dân gian quen thuộc ta thường gặp trong ca dao là thơ lục bát? Đặc điểm của thể thơ lục bát như thế nào các em cùng tìm hiểu và tập làm thơ lục bát.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu luật thơ lục bát:

- GV giới thiệu học sinh mô hình hoá bài ca dao trong mục 1, SGK

- GV bổ sung

Thanh bằng(B): Dấu huyền và không .

Thanhtrắc (T): sắc, hỏi, ngã, nặng.

H: Nêunhận xét về số câu trongbài lục bát?

* Nhận xét số tiếng trong câu?

* Nhận xét về vần trong câu?

H: Nhận xét về luật bằng, trắc; nhóm bổng, nhóm trầm?

® Trong câu 8 tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh (trầm)

® Ngược lại cũngvậy.

Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

Gọi 2 HS lấy ví dụ về thơ lục bát và phân tíchvề vần, luật, nhịp điệu.

CH: Qua việc tìm hiểu bài thơ trên em hiểu gì về luật thơ lục bát?

HS đọc ghi nhớ

HĐ2.HDHS luyện tập:

1. HS đọc bài tập 1

- GV chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện

- Nhóm trưởng trình bày phương án của mình

- HS và GV nhận xét, sửa chữa (nếu có)

I. Luật thơ lục bát

*Đọc kĩ bài ca dao

- Chú ý thanh ở các tiếng 2,4,6,8 trong câu.

Anhđianhnhớquê nhà

BTB (vần)

Nhớ canh rau muống nhớ dầm tương

BTB

B( vần)

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

BTB (vần)

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

BTBB( vần)

* Nhận xét về thơ lục bát

1. Số câu

- Không hạn định.

- Nhưng thực tế lại có hạn định: Bài lục bát ngắn nhất: Cũng gồm một cặp lục bát.

2. Số tiếng trong mộtcâu:

- Cứ 1 dòng 6 tiếng lại 1 dòng 8 tiếng

- Hai dòng 6 - 8làm nên 1 cặplục bát.

3. Vần:

- Chủ yếu là vần bằng, vần lưng, vần chân, (1 vầnlưng, 1 vần chân nối tiếp nhau)

+Tiếng thứ 6 câu 6 với tiếng thứ 6 câu 8

+ Tiếng thứ 8 câu 8 với tiếng thứ 6 câu 6tiếp theo

Cứ vần như thế cho đến hết bài.

4. Luật bằng , trắc

- Các từ lẻ: 1,3,5,7 tự do

- Các từ chẵn: 2,4,6,8 theo luật

Vị trí

Câu

2

4

6

8

Câu 6

B

T

B

 

Câu 8

B

T

B

B

5. Nhịp:

- Với câu 6: 2/2/2 và 2/4, 4/2, 3/3, 2/5

-Với câu 8:2/2/2/2/và 4/4, 2/4/2, 3/1/2/2

® Phổ biến: Câu 6 là: 2/2/2

Câu 8: 4/4

6. Kết luận:Ghi nhớ SGK.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1.

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi………mẹ mong

(như là)Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi………mẹ mong

(như là)

Anh ơi phấn đấu chobền

Mỗi năm một lớp …………….

(tiến lên bằng người)

Ngoài vườn rúi rít tiếng chim

…………….

(Con hót, con nhảy, con tìm bắt sâu)

2. Bài tập 2:

- Câu trên: Sai ở vần

VD sửa lại: Vườn em cây quý đủ loài

Có cam, có quýt, có xoài, có na

- Câu dưới: Sai ở vần

Sửa lại:Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu


4. Củng cố và vận dụng
:

Nêu nhữnghiểu biết của em về luật thơ lục bát?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Nắm chắc luật thơ lục bát

- Tập làm thơ, ca dao theo thể thơ lục bát