Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
-Nắm được mụcđích và thao tác chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng câu chủ động vàcâu bị động linh hoạttrong nói và viết.
3.Thái độ:
- Ý thức học bài nghiêm túc tích cực.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- CH: Thếnào làtrạngngữcủa câu? Nêu đặcđiểm và công dụng của trạng ngữ?
3.Bài mới:
Trong TV có những câu nói đang ở dạng chủ đông , có những quy tắc để các em có thể chuyển đổi câu từ dạng chủ động sang bị động. Bài học chuyển đổi câu sẽ giúp các em học ngoại ngữ tốt hơn.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu câu chủ động và câu bị động: - Giáo viên gọihọc sinh đọc bài tập 1. CH:Xác định chủ ngữ trong mỗi câu sau? CH:ýnghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào? - Nói cách khác chủ ngữ trong câu abiểu thị ngườimang mộttrạng thái tâm lí có liên đới đến ngườikhác.Chủ ngữ trongcâu b biểu thị người có liên đới đến trạng thái tâm lí của người khác. - Giáo viên chốt: Câu a câu chủ động, câu b câu bị động CH: Từ 2 bài tập trên hãy cho biết thếnào là câu chủ động và câubị động? - HS: Trả lời - MộtHS đọc ghi nhớ 1 SGK HĐ2. HDHS tìm hiểu mục đích chuyển đổi câu - Giáo viên gọi một HS đọc bài tập 1. -HS: Thảo luận theo nhóm và phát biểu: - Giáoviên nhận xét. CH: Giải thích vì sao em chọn cách viết trên? CH:Từbài tập trên đây hãy nêumục đích chính của việc chuyển câu chủđộng thành câu bị động. - Giáo viên gọi một HS đọc ghi nhớ 2. HĐ3. HDHS luện tập: - Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập 1 Hs đọc - trình bày BT Gv nhận xét, bổ sung 1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa. 2. Nhiều người tin yêu Bác. 3. Người ta chuyển đá lên xe. 4. Mẹ rửa chân cho em bé. 5. Bọn xấu ném đá lên tàu |
I. Câu chủ động và câu bị động: 1. Bài tập: a. Mọi người yêumến em CN b. Em được mọi ngườiyêu mến. - So sánh ý nghĩa của chủ ngữ trong câu: + Chủ ngữ trong câu a biểu thị người thực hiện mộthoạt động hướng đếnngườikhác ->Chủ ngữ là chủ thể của hoạt động. + Chủ ngữ trong câu b biểu thị người đượchoạt động của người khác hướng đến. Chủ ngữlà đối tượng của hoạt động. 2. Kết luận: *Ghi nhớ 1 - SGK II. Mục đích của việc chuyểnđổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Bài tập: Chọn câu: Emđược mọi người yêumến Mục đích: Nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn đượctốt hơn: + Câu đitrước đã nói về Thuỷ ( em tôi) vì vậy sẽ hợp lôgic hơn nếu câu sau vẫn tiếp tục nói chủ ngữ về Thuỷ (CN: Em) 2.Kết luận:Ghi nhớ 2: III. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm câu bị động, giải thích tại sao tác giả chọn cách viết như vậy: - Có khi (cái thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê. - Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. à Chọn câu bị động + Tránh lặp mô hình câu + Tạo sự liên kết nội dung chặt chẽ, cụ thể Bài tập 2: Tìm câu bị động tương ứng: 1. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa. 2. Bác được nhiều người tin yêu. 3. Đá được người ta chuyển lên xe. 4. Em bé được mẹ rửa chân. 5. Tàu bị bọn xấu ném đá lên. |
4. Củng cố và vận dụng:
- Lấy một ví dụ về câu chủ động và chuyển chúng thành câu bịđộng.
5. Hướng dẫnvềnhà:
- Ôn nội dung bài học, học thuộc 2 ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiết 2