Giáo án Ngữ văn 7 Bài Sống chết mặc bay mới nhất

Ngày  soạn:

Ngày dạy:                         

    TIẾT 105. SỐNG CHẾT MẶC BAY                 

                                                                                                  (Phạm  Duy Tốn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

 - Hiểu  được  giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật  của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”

2. Kỹ năng:

- Đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.

3.Thái độ:

-  Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết

- Cảm thông với số phận những người dân bất hạnh.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK.

 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của văn chương theo quan niệm của Hoài Thanh , trong bài Ý nghĩa văn chương ?                                                      

3.Bài mới:

 Bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu1 trong những tác phẩm nổi tiếng của trào lưu văn học hiện thực phê phán đầu thế kỉ XX.

             HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn cách đọc

- GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.

- GV gọi 1 HS  kể tóm tắt câu chuyện

? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Phạm  Duy Tốn và tác phẩm “Sống chết mặc bay”

GV hướng dẫn HS tìm hiểu 41 chú thích SGK.

HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản:

CH:Xác định kiểu văn bản và thể loại của văn bản ?

? Truỵên được kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào? T/ dụng của ngôi kể ấy trong câu chyện?

CH: Cho biết bố cục của văn bản?

? Trong tác phẩm, trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào?

? Theo em, hai bức tranh trong SGK được vẽ với dụng ý gì?

+ Minh hoạ nội dung chính của truyện.

+ Hai cảnh tương phản đối lập nhau -> Phê phán bọn quan lại vô trách nhiệm trong khi dân đen đang ra sức cứu đê.

H: Đọc kỹ toàn truyện, theo dõi mạch truỵên từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả sử dụng nhưng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu?

- HS đọc lại đoạn 1.

? Mở đầu TP, tgiả tả cảnh đê sắp vỡ ntn qua các chi tiết về không gian, thời gian và địa điểm?

? Nhận xét của em về cách mở bài ấy?

?Trong đoạn văn này, nghệ thuật tương phản được thể hiện như thế nào?

? Ngoài nghệ thuật tương phản, đoạn văn còn có nét đặc sắc nghệ thuật gì khác trong cách miêu tả?

CH:Thông qua các biện pháp nghệ thuật ấy, tác giả muốn tô đậm điều gì?

CH: Em có nhận xét gì về cảnh tưởng người dân hộ đê?

? Đặt trong câu chuyện, đoạn miêu tả trên có ý nghĩa gì?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

- Chú ý phân biệt các giọng đọc.

+ Giọng kể tả của tác giả.

+ Giọng hách dịch của quan phụ mẫu

+ Giọng sợ sệt, khúm  múm của thầy đề.

- Kể tóm tắt nội  dung của truyện.

2. Chú thích.

a.Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883- 1924), quê: PhượngVũ -  Thường Tín - Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội)

- Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

b. Tác phẩm:

 Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông .      

c. Chú thích:40 chú thích SGK 

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự

  - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.

- Truỵên được kể theo ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian  và sự việc.

2. Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1: Từ đầu ® khúc đê này  hỏng mất.                  

- Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân.

- Đoạn 2: ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn ®

Điếu mày!: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ  đê.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản và tăng cấp.

+ Sức người, sức đê >< sức trời

+ Cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu >< cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu.

3. Phân tích:

aNguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân.

- Thời gian: Gần 1h đêm -> khuya khoắt, càng làm tăng thêm khó khăn.

- Không gian: Mưa tầm tã, nước sông nhị Hà lên to.

- Địa điểm: Khúc sông làng X, phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.

-> Mở đầu gợi lên một cảnh tượng rất đáng sợ: đêm tối mưa to, nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê sắp xảy ra.

-> Tên sông nói cụ thể, tên làng, tên phủ ghi X -> dụng ý nói câu chuyện này không chỉ xảy ra  ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi.

-> Tgiả tạo ra một tình huống truyện gay cấn, mang tính chất thắt nút truyện.

- Sự đối lập giữa sức nước và sức người, đê.

Sức nước

 Đê - Người dân

- Mưa tầm tã, nước sông lên to.

- Nước cứ  cuồn cuộn bốc lên.

-> Nguy hiểm, đe doạ cuộc sống của con người.

- Đê yếu, đang ở nguy cơ vỡ.

- Dân làng:

+ Trăm nghìn con người đói khát, mệt nhọc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân.

+ Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre ...lướt thướt như chuột lột.

+ Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xáo xác gọi nhau.....

-> Không khí khẩn trương, nhốn nháo, căng thẳng, sợ hãi, bất lực và thảm hại.

- Nghệ thuật miêu tả:

+ Tả bằng chi tiết, hình ảnh và âm thanh điển hình.

+ Nhiều từ láy : bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn.

+ Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

+ Câu văn biền ngấu cân đối.

-> Tác giả muốn tô đậm sự  bất lực, thảm hại  của sức người trước sức trời, sự yếu kém của sức đê trước sức nước.

Þ Người dân vất vả, cố gắng hết sức mình để bảo vệ đê, họ đang trong hoàn cảnh hết sức thảm hại, cuộc sống đang  bị đe doạ nghiêm trọng.

b.Ý nghĩa của đoạn văn:

- Dựng cảnh nhân dân dốc hết sức để cứu đê, hộ đê->Chuẩn bị cho cảnh quan cứu đê ở đoạn sau

4.Củng cố luyện tập:

- Nêu nhận xét của em  về đoạn  văn miêu tả cảnh hộ đê của người dân?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học:

- Phân tích tiếp cảnh trong đình và chỉ ra biện pháp tăng cấp trong văn bản.

*******************************************

Ngày  soạn:

Ngày dạy:                         

    TIẾT 106. SỐNG CHẾT MẶC BAY (Tiếp)               

                                                                                                  (Phạm  Duy Tốn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

 - Hiểu  được  giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật  của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”

2. Kỹ năng:

- Đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.

3.Thái độ:

-  Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết

- Cảm thông với số phận những người dân bất hạnh.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK.

 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ:

CH1:  Tóm tắt truỵên ngắn “Sống chết mặc bay” và cho biết bố cục của truyện?                 

CH2: Phân tích nghệ thuật tương phản được thế hiện trong cảnh nhân dân hộ đê?

3.Bài mới:

 - Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ngắn "Sống chết mặc bay"

             HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ2 Đọc- hiểu văn bản:

- HS đọc lại đoạn văn thứ 2

? Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?

+ Thời gian, địa điểm?

+ Thành phần?

H: Quan phụ mẫu đc miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cung cách của ông ta?

+ Không khí trong đình?

?Cảnh đánh tổ tôm được tác giả khái quát bằng câu văn nào?

CH: Thái độ của bọn nha lại khi có người báo tin đê sắp vỡ như thế nào?

CH: Em có nhận xét gì về thái độ đó?

CH: Khi có người báo tin đê vỡ thái độ của những người trong đình như thế nào?

CH: Thái độ của viên quan khi được ù ván bài?

CH: Trong khi đó người dân ra sao?

Đoạn cuối)

H:Em có nhận xét gì về niềm vui của tên quan phụ mẫu?

CH: Em có nhận xét gì về cảnh trong đình và cảnh ngoài đê?

? Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào trong cảnh hộ đê?

H: Có thể chỉ ra các chi tiết thể hiện mức độ tăng dần của từng khía cạnh miêu tả?

?Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào trong cảnh trong đình?

Tác dụng của nghệ thuật tăng cấp ở đây như thế nào?

? Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm? Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

- HS trả lời.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- GV chốt

HS thực hiện bài tập 1 theo nhóm.

- 1 nhóm/ 1bàn

- Nhóm trưởng trình bày

- Các nhóm nhận xét

- GV chốt

* GV hướng dẫn nhanh bài tập 2, yêu cầu HS khá giỏi thực hịên ở nhà.

II.Tìm hiểu văn bản:

3. Phân tích.

b: Cảnh quan “đi hộ đê”, cảnh trong  đình

- Địa điểm: Đình cao vững chãi, đê vỡ cũng không sao

- Thời gian:  Cùng lúc dân hộ đê

- Thành phần: Quan phủ, chánh tổng, nha lại, kẻ hầu, trong đó quan phụ mẫu là nhân vật trung tâm.

+  Quan phụ mẫu: Dáng ngồi oai vệ, đường bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, điều bộ nhàn nhã.

+ Kẻ hầu người hạ: khúm núi sợ sệt

- Không khí: Tĩnh lặng, trang nghiêm

- Đồ dùng: Bát yến hấp đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng…® đầy đủ, sang trọng

* Cảnh đánh tổ tôm: lúc mau, lúc khoản, ung dung êm ải, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng…

- Quan phủ mê tổ tôm quên hết mọi việc

- Khi có người báo tin đê sắp vỡ:

+ Mọi người xung quanh giật nảy mình

+ Quan phủ: Điềm nhiên, chờ ù bài rồi cáu: Mặc kệ.

- Khi có người báo tin đê vỡ:

+ Bọn nha lại lo sợ, thầy đề run cầm cập

+ Quan phủ đổ  trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe doạ “cắt cổ, bỏ tù” đuổi người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với ván bài được ù to

- Khi ù ván bài quan sung sướng vừa cười vừa nói “ù! thông tôm, chi chi nảy” điếu mày? quan rất sung sướng và thoải mái

® Đó là niềm vui tàn bạo, vô nhân tính, thể hiện thái độ vô trách nhiệm của một vị quan vô lương tâm trước đời  sống của nhân dân

- Chính sự tương phản trong đình – ngoài đê; sự tàn bạo của quan – sự khốn khổ của dân đen đã tạo nên giá trị tố cáo sâu sắc cho tác phẩm.

b. Nghệ thuật tăng cấp:

b1: Trong cảnh dân hộ đê phép tăng cấp  được thực hiện trong cách miêu tả.

- Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều

- Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao

- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.

- Sức người mỗi lúc một đuối

- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần

- Đê vỡ – Dân thảm sầu

b2: Trong cảnh quan đánh tổ tôm phép tăng cấp vận dụng vào  việc miêu tả sự đam mê tổ tôm và thái độ  vô trách nhiệm của quan.

- An nhàn hưởng thụ

- Mê bài bạc không chứng kiến cảnh hộ đê

- Mưa gió ầm ầm mà coi như  không biết gì

- Có người báo tin đê sắp vỡ: Mặc kệ

- Có người  báo tin đê vỡ: Đổ vấy trách nhiệm, quát nạt, tiếp tục chơi tổ tôm

- Vui sướng tột cùng khi ù ván bài to

Tác dụng: Tăng thêm  kịch tính cho tác phẩm và làm  cho bản chất vô trách nhiệm của tên quan phủ hiện ra rõ hơn.

4. Tổng kết:

Ghi nhớ SGK trang 83

III. Luyện tập.

1. Bài tập 1:

- Trong văn bản không có hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm

- Có tất cả các hình thức ngôn ngữ còn lại

4. Củng cố và vận dụng:

- Em có nhận xét như thế nào về  hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn này? Qua hình ảnh đó tác giả muốn phản ánh điều gì trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học. Học thuộc phần ghi nhớ. Học thuộc một đoạn văn mà em thích nhất

- Làm bài tập 2.

- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận giải thích”

- Thực hiện phần chuẩn bị ở nhà trong bài:  “ Luyện tập  lập luận giải thích”