Giáo án Ngữ văn 7 Bài Tiếng gà trưa mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 53.TIẾNG GÀ TRƯA

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắmcủa những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu đượcthể hiện trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

2.Kỹ năng:

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

3.Thái độ:

- GD tình yêu gia đình, quê hương đất nước.

- Ý thức làm việc nghiêm túc, tự học, trung thực.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, đọc sách tham khảo, sgk,sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, đọc trước bài tập, trả lời câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H:Đọc thuộc hai bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật ?

3.Bài mới:

Trong nền thơ hiện đại VN những năm 1980 nổi lên một nhà thơ nữ với hồn thơ đôn hậu đằm thắm dịu dàng, thơ bà giàu cảm xúc với đề tài thơ rất phong phú: tình yêu gia đình, tình mẹ con, tình yêu quê hương đất nước .... Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ về tình cảm gia đình, thống nhất với tình yêu quê hương đất nước của bà- nhà thơ Xuân Quỳnh.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu.

- GV yêu cầu đọc:

- Gọi 2 HS đọc lại, nhận xét

- HS đọc chú thích (*) SGK

H: Emhãy cho biếtvài nét về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Tiếng gà

trưa” ?

H: HS giải thích một số từ khó

H: Cho biết bài thơ thuộc kiểu văn bản nào và thể thơ nào?

HĐ2.HDHS đọc - hiểu văn bản:

H:Nội dung của bài thơ được triển khai theo bố cục ntn?

?Cảm hứng của tác giả được gợi từ sự việc gì?

GV. Tiếng gà là chủ đề cho thơ xưa và nay:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

(Hồ Xuân Hương)

- Xao xác gà trưa gáy não nùng

(Lưu Trọng Lư)

- Gà gáy một lần đêm chửa tan

(Hồ Chí Minh)

- Tiếng gà

Giục hạt đậu

Nảy mầm

(Trần Đăng Khoa)

H:Trong đoan thơ trên tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật gì?

H:Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

? Những tác động kì diệu của tiếng

gà trưa đối với tâm hồn người chiến sĩ?

? Suy nghĩ của em về ý nghĩa của âm thanh quen thuộc này trong bài thơ? Cảm nhận về vẻ đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ ?

? Đọc toàn bộ bài theo em thấy câu thơ nào được lặp lại? Tác dụng của việc lặp lại đó là gì?

? Đọc nhanh một lượt bài thơ, theo dõi phầnbố cục và cho biết mạch cảm xúc trongbài thơ diễn biến như thế nào?

(Ở bài thơ này cũng như những tác phẩm khác của Xuân Quỳnh thường khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm về chính mình)

?Những hình ảnh và kỹ niệm nào trong tuổi thơ được gợi lại từ tiếng gà trưa?

? Nhận xét về các dấu hiệu nghệ thuật? Nhận xét về tình cảm trong tâm hồn anh lính qua những kỉ niệm kể trên.

- HS đọc diễn cảm khổ thơ 3 –> 6.

?Cách xưng hô của chủ thể và nhân vật trữ tình có gì thay đổi ?

- Nhân vật trữ tình- anh bộ đội- đã dần chuyển sang trực tiếp trò chuyện với nhân vật trữ tình khác vừa xuất hiện ngưòibà.

? Hình ảnh của bà hiện lên qua những kỷ niệm gì?

? Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em suy nghĩ gì về tình bà cháu?

? Nhận xét về từ ngữ miêu tả và cảm nghĩ về hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay?

? Nỗi lo của bà trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

? Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh ngườibà trong ký ức tuổi thơ anh chiến sĩ?

? Tình cảm bà cháu được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

- HS đọc diễn cảm hai khổ thơ cuối?

? Em thích nhất những hình ảnh nào? Vì sao?

? Hình ảnh ấy gắn bó nhưthế nào với người chiến sĩ?

?Nhận xét về cách kết thúc bài thơ?

Từ vì được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ có ý nghĩa gì?

? Qua khổ thơ cuối cùng giúp ta hiểu gì về tình cảm gia đình, quê hương và Tổ quốc?

? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ này?

- HS tổng kết nhanh

- GV yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ SGK.

- GV chốt

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc.

+ Nhịp 3/2, 2/3 nhấn mạnh điệp ngữ “Tiếng gà trưa”

+ Giọng đọc: Vui, bồi hồi, phân biệt lời gọi của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ - trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê.

2. Chú thích:

a.Tác giả: (1942- 1988)

- Quê: Hà Tây

- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

b.Tác phẩm:

- “Tiếng gà trưa” viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ; và nằm trong tập thơ : Hoa dọc chiến hào (1968), in lại trong “Sân ga chiều em đi” (1984).

c.Từ khó : SGK.

- Gà mái mơ: gà mái lông màu hoa mơ, vàng nhạt xen trắng lốm đốm.

- Lang mặt: một bệnh nấm da.Da trắng bệch từng đám trên mặt, tay, người…

- Chắt chiu: Dành dụm, tiết kiệm từng chút ít và kiên trì.

- Gà toi: gà chết vì bệnh, dịch.

II. Tìm hiểu văn bản.

1.Kiểu văn bản.

- Biểu cảm

- Thể thơ ngũ ngôn (có sáng tạo)

+ Xen một vài câu 3 tiếng, xen kẽ điệp ngữ

2. Bố cục.

- Ba phần

+ Khổ thơ đầu: Tiếng gà trưa gợi về kí ức tuổi thơ.

+ Khổ thơ 2-> 6: Những kỉ niệm tuổi thơ

+ Khổ thơ 7,8: Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của cháu.

3. Phân tích.

a. Cảm hứng của tác giả và mạch cảm xúc của bàithơ.

- Cảm hứng của bài thơ (khổ 1)

" Trên đường hành quân xa

…………………………

Nghe gọi về tuổi thơ"

+Hoàn cảnh: Trên đường hành quân xa, trưa nắng, mệt mỏi người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại bên xóm nhỏ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ: “cục …cục tác cục ta”.

-> Điệp từ nghe nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa. Âm thanh gọi về tuổi thơ, tạo nên thay đổi trong tâm hồn, đánh thức tâm hồn, lan toả ra cảnh vật, nâng đỡ trên từng chặng đường hành quân gian nan, vất vả. Điệp từ nghe còn gợi ra sự thiết tha của tiếng gà và tâm trạng bồi hồi, xúc động cua người chiến sĩ.

® Tiếng gà trưa hay tiếng gọi của quá khứ, kỉ niệm về một tuổi thơ gắn bó với không gian làng quê, gia đình, gắn bó với người bà kính yêu.

* Tiếng gà trưa giản dị nhưng là âm thanh quen thuộc của làng quê, gắn bó với tuổi thơ mỗi người; tạo niềm vui cho người nông dân. Là biểu tượng của quê hương, tuổi thơ-> yêu quê hương, gia đình.

+ Hình ảnh, âmthanh tạo ra cảm hứng:

+ Câu thơ “Tiếng gà trưa ” được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ.

+ Mỗi một lần nhắc lại câu thơ này lại gợi ra một kỷ niệm thời thơ ấu.

Tác dụng:

- Nó như một sợi dây liên kết các hình ảnh

- Nó điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhânvật trữ tình

- Mạch cảm xúc trongbài thơ diễn biến theo quy luật hồi tưởng tự nhiên củatâmlý. Từ hiện tại (tiếng gà trưa bênxóm nhỏ) đến quá khứ (kỷ niệm hiện lên trong âm thanh của tiếng gà trưa) và đến tương lai (Tiếng gà trưa giục anh cầm chắc tay súng để chiến đấu)

b. Hồi tưởng về quá khứ:

b1:Những hình ảnh và kỷ niệm của bài thơ được gợilại từ “tiếng gà trưa”

- Kỷ niệm những con gà mái tơ, gà mái vàng, ổ trứng hồng đẹp…

- Kỷ niệm về những lần tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu.

- Niềm vui nhỏ bé của bài thơ: có bộ quần áo mới từ tiền bán gà.

- Nghệ thuật điệp từ, TT miêu tả đặc sắc tạo nên vẻ đẹp tươi sáng, hiền hoà, bình dị trong cuộc sống làng quê và tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương với người bà kính yêu.

b2: Kỷ niệm về bà:

- Từ khổ thơ thứ 3 trở đi, giọng kể, tả, hồi tưởng của chủ thể trữ tình đã hoà nhập sâu hơn với nhân vật trữ tình.

* Hình ảnh của bà trong kỉ niệm của cháu:

- Lời trách mắng yêu của bà:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

-> Chi tiết chân thực, giản dị: Bà muốn cháu sau này xinh đẹp, có hạnh phúc->Lo lắng, hiền từ, yêu cháu.

- Hình ảnh bàn tay bà:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

->Từ ngữ miêu tả giàu chất tạo hình: Người bà tần tảo, tiết kiệm, chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống con nhiều vất vả, lo toan.

- Bà lo lắng cho đàn gà khi đông tới:

Khi gió mùa đông tới...

+ Lo đàn gà toi

+ Lo cho cháu tết không có quần áo mới.

-> Lo vì niềm vui của cháu, của tuổi già cô đơn của bà. Nỗi lo chân thật trong cuộc sống khó khăn- Tình yêu thương giản dị, thầm lặng.

=> Là người tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo, thương yêu lo lắng cho cháu, bảo ban nhắc nhởcháu, ngay cả khi có mắngthì cũng là vì tìnhyêu thươngcháu.

* Khổ thơ 6:

- Niềm vui của tuổi thơ nghèo cơ cực ở nông thôn Việt Nam đơn sơ, giản dị, cảm động.

Þ Tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết

c. Ký ức tuổi thơ và ước mơhiện tại:

- Giấc ngủ hồng sắc trứng

- ổ trứng hồng tuổi thơ

-> Hình ảnh thơ đặc sắc

+ Ước mơ tuổi thơ đi vào giấc mơ đẹp như giấc mơ hồng.

+ Là hạnh phúc nhỏ bé, giản dị, trong lành, tinh khiết của trẻ em nông thôn VN thời chiến tranh chống Mĩ.

+ Là lý do, mục đích cao quí để chiến đấu, hy sinh suốt cuộc đời.

-> Hình ảnh ấy vấn vương tâm hồn, đi suốt tuổi ấu thơ, trở thành kỉ niệm ấm lòng, thiêng liêng của cháu.

- Kết thúc rõ ràng, dễ hiểu, giản dị không đơn giản.

® Từ một tiếng gà trưa mà suy nghĩ, liên tưởng, nhớ lại, bồi hồi thương yêu bà, yêu quê nghèo. Từ đó đem cả tiếng gà trưa vào cuộc chiến đấu.

- Từ vì được lặp lại khẳng định niềm tin chân thưc, chắc chắn của con người vì mục đích chiến đấu hết sức cao cả, bình thường, giản dị.

® Tình yêu quê hương đất nước bắtđầu từ tình cảm gia đình, tình bà cháu, có khi bắt đầu từ những tình cảm tuổi thơ bình dị nhất.

4. Tổng kết

a. Nội dung:

- Kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

- Tình bà cháu.

- Tình cảm gia đình, quê hương -> tình yêu Tổ quốc của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

b. Nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn.

- Sáng tạo trong sử dụng điệp ngữ, điệp câu.

- Diễn đạt tình cảm tự nhiên, nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.

* Ghi nhớ: SGK

4. Củng cố , luyện tập:

- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ.

- Cảm nhận chung về bài thơ?

? Cảm nghĩ của em về tình cảmbà cháu trong bài thơ này?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Đọc thêm "Bếp lửa" của Bằng Việt.