Giáo án Ngữ văn 7 Bài Ôn tập làm văn mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 128. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 7, văn biểu cảm và văn nghị luận.

2. Kỹ năng:

-Làm văn biểu cảmvà văn nghị luận .

3.Thái độ:

- Có ýhọc tập thường xuyên, yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

H:Nêu cách làm văn bản đề nghị và báo cáo?

3. Bài mới:

- Bài học hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại kiến thức về phân môn tập làm văn.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS ôn tập văn biểu cảm:

- GV đọc câu hỏi SGK

HS hoạt động theo nhóm và trả lời câu hỏi

- GV nêu câu hỏi

H:Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

H: Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

- GV đọc câu hỏi

- HS thực hiện theo nhóm.

- Nhóm 1,2 Tìm trong bài“Sài Gòn tôi yêu”

- Nhóm 3,4bài “Mùa xuân tôi yêu”

H: Nêu những đặc điểm của văn bản biểu cảm?

H: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm?

H:Các yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm ?

H: Muốn biểu cảm về một đối tượng ta phải làm gì?

H: Các biện pháp tu từ trong các văn bản biểu cảm"Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi"

I. Ôn tập văn biểu cảm

1. Câu 1:

- Những bài văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn 7 (văn xuôi)

1. Cổng trường mở ra (ký)

2. Mẹ tôi (Thư từ)


3. Một thứquà của lúa non: Cốm

4. Sài Gòn tôi yêuTuỳ bút

5. Mùa xuân của tôi

2. Câu 2:

VD: văn bản: “Một thứ …Cốm”

- Về mục đích: Tác giả bày tỏ tình cảm của mình với một thứ quà giản dị mà đặc sắc của đất nước.

- Về cách thức:Tác giả đã lấy Cốm làm hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình, sự đánh giá củamình.

- Về bố cục: Theo mạch liên tưởng, khơigợi được sự đồng cảm của người đọc.

Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:

+ Biểu đạt được tình cảm, cảm xúc.

+ Thể hiện sự đánh giá của con người với hình thức khách quan.

- Cách thức:

+ Phải biến cảnh vật, đồ vật, sự việc, con người ... thành hình ảnh.

+ Khai thác đặc điểm, tính chất của đối tượng nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá

3. Câu 3.

Yếu tố miêu tả trong văn bản gợi ra được hình ảnh, màu sắc, đường nét của sự vật được thể hiện trong bài nhằm khêu gợi tình cảm, cảm xúc.

4. Câu 4

- Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc.

5. Câu 5

+Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ngợi ca đối vớimột con người, sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải nêu được:

- Vẻ đẹp bên ngoài

- Đặc điểm phẩm chất bên trong

- Ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh đẹp, sự thích thú ngưỡng mộ…

Muốn làm đượcc như vậy phải biết sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự và biểu cảm

6. Câu 6

- Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm qua 2 văn bản: Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Phương tiện tu từ

Trong 2 bài Sài Gòn tôi yêuMùa xuân của tôi

1. So sánh

Mùa xuân của tôi:

+ Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần…

+ Không uống rượu mạch cũng như lòng mình say rượu….

+ Nhựa sống ở trong người căng lênnhư máu căng ….li ti

Sài Gòn tôi yêu

+ Tôi yêu Sài Gòn dadiết như người đàn ôngvần ôm ấp bóng dáng mối tình đầu….

+ Sài Gòn cứtrẻ hoài như một cây tơ…ngọc ngà này

2. Đối lập – tương phản

- Sài Gòn vẫn trẻ >< tôi thì đương già

- Ba trăm năm đô thị >< 5 ngàn năm đất nước

- Nắng sớm >< đêm khuya mới

- Tĩnh lặng >< mát dịu ><náo động, dập dìu.

3. Câu cảm, những câu bộc lộ trực tiếp tình cảm

Đẹp quá đi! mùa xuân ơi!

Tôi yêu Sài Gòn da diết…

Tôi yêu sông xanh, núi tím…..

4.Câu hỏi tu từ

- Ai bảo non đường thương nước, ai cấm được….

5. Điệp từ, ngữ cấu trúc câu

- Tôi yêu

- Ai cấm được

6. Câu văn nhịp nhàng kéo dài, dạt dào ý thơ.

- Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu …. Thơ mộng…..

- Bây giờ khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay … tia hóm hỉnh.

     

Hoạt động 2: Câu 7

- Nội dung văn bản biểu cảm

- Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết

- Mục đích biểu cảm

- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết

- Phương tiện biểu cảm

- Phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế; các phép tu từ.

* Hoạt động 3: Câu 8

GV kẻ bảng : HS lên bảng điền

1. Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tâm trạng và đánh giá khái quát

2. Thân bài:

+ Nêu những biểu hiện của tình yêu, cảm xúc

+ Nhân xét, đánh giá.

3. Kết bài

+ Nhận thức về tình cảm của bản thân: ấn tượng sâu đậm của người viết.

4 . Củng cố, luyện tập:

- GV nhấn mạnh những nét cơ bản

5. Hướng dẫn về nhà:

Ôn nội dung bài học

- Làm đề cườngphần 2: Văn bản nghị luận.