Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 25. BÁNH TRÔI NƯỚC
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: SAU PHÚT CHIA LI
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận và hiểu được:
- Trong văn bản “ Bánhtrôinước” :
- Vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Lên án tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
- Trong văn bản: “Sau phút chia li”
- Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay.
- Giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát.
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu, cảm nhận, phân tích thơ trung đại.
3.Thái độ:
- Cảm thông với nổi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Tinh thần yêu chuộng hoà bình.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV, sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc lòng văn bản:Côn Sơn ca
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Nêu giá trị nội dung nghệ thuật
3.Bài mới:
Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào thơ ca từ xa xưa... Một nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc- đó là bà Chúa thơ Nôm).
-Giới thiệu về tác giả và tác phẩm của văn bản Sau phút chia li
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu văn bản" Bánh trôi nước" - GV yêu cầu học sinh đọc - GVđọc mẫu, 2 HS đọc lại. HS nhận xét, GV nhận xét H: Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả Hồ Xuân Hương? - GV nói qua về tiểu sử Hồ Xuân Hương. - HS đọc chú thíchSGK H: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? Thể thơ? H:Theo em nội dung đó được triển khai theo bố cục nào? ? Em biết gì về bánh trôi nước? H:Hình ảnh bánh trôi nước gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong xã hội xưa? H: Bài thơ miêu tả về chiếc bánh trôi ntn? ? Chi tiết được chọn ntn?Cách miêu tả và giới thiệu có theo trình tự nào không? T/dụng? ? Đọc bài em gặp mô típ quen thuộc nào trong ca dao? T/dụng của sự có mặt mô típ này ntn? ? ở lớp nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôinước đã bộc lộ được điều gì và bộc lộ như thế nào? ? T/dụng của việc s/d thành ngữ và đảo thành ngữ? ? Nghệ thuật tiêu biểu của câu 1 và câu 2 là gì? T/d? ? Em hiểu ntn về cụm từ tay kẻ nặn ở câu 3? ? Từ mặc dầu đứng giữa câu văn có ý nghĩa gì? ? Nhận xét về giọng điệu ở câu 3, 4? T/dbiểu cảm của nó ntn? ? Trong 2 lớp nghĩa trên lớp nghĩa nào là chính? ? Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật như thế nào? - HS trả lời; HS nhận xét, GV nhận xét HS đọc mục ghi nhớ SGK HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản" Sau phút chia li" - GV yêu cầu đọc: Giọng chầm chậm, đều đều, buồn buồn. Ngắt nhịp: 3/4 (c7)3/3 (c6) 4/4 (c8) - GV đọc mẫu: 2 HS đọc lại GV nhận xét 1HS đọc phần phụ chú thích (*) H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và dịch giả văn bản? H: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chính phụngâm khúc” ? - HS lưu ý 7 chú thích SGK – T 92 H:Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? ?Văn bản thuộc thể loạinào? ? Nêu những dấu hiệu của thể thơ song thất lục bát? GV: Thể loại này có chức nănggần như chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi, dằng dặc, triền miên của nhân vật trữ tình. H:Nêu chủ đề của bài thơ? - Tâm trạng cô đơn và nỗi sầu chia li của người chinh phụ trong những ngày đầu xuân sau khi tiễn chồng ra trận ? Nên chia bố cục văn bản như thế nào? - Gọi HS đọc đoạn thơ 1. H: Nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào ở khổ thơ thứ nhất ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây? H:Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? H: Chỉ ra những hình ảnh, cảnh vật thể hiện rõ tâm trạng ? H S trả lời. GV có thể bình thêm về 2 hình ảnh này. - GVgọi HS đọc khổ thơ thứ 2 H:Tác giả sử dung biện pháp nghệ thuật gì ở đây? Tác dụng? GV có thể bình thêm về 2 hình ảnh ước lệ. ? Ngoài ý nghĩa chia li, xa xôi cách trở khổ 2 còn gợi đến điều gì nữa? - HS đọc khổ thơ thứ 3 H: ở khổ thơ cuối em thấy nỗi sầu chia li được tiếp tục miêu tả qua nghệ thuật nào? H: Em có nhận xét gì về 2 từ: Xanh xanh -> xanh ngắt? ? Em có nhận xét gì về chữ “sầu” ở cuối bài? ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản này? |
A.Văn bản: Bánh trôi nước I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: a.Tác giả: - Hồ Xuân Hương(lai lịch chưa thật rõ) - Từng sống ở phường Khán Xuân - Hồ Tây - HN - Được mệnh danh: Bà Chúa Thơ Nôm - Thơ bà có giọng điệu táo bạo, sắc sảo và có giá trị nhân đạo sâu sắc. b. Từ khó: SGK II. Tìm hiểu văn bản. 1. Kiểu văn bản:Biểu cảm - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 2 câu đầuhoặc theo từng lớpnghĩa 2 câu cuối. 3. Phân tích. - Bài thơ có 2 lớp nghĩa: + Nghĩa 1: nghĩa đen: nói về bánh trôi nước + Nghĩa 2: nghĩa bóng: thân phận, phẩm chất của người phụ nữ. * Hình ảnh cái bánh trôi: hình thức và - Bài thơ có 2 lớp nghĩa: + Nghĩa 1: nghĩa đen: nói về bánh trôi nước + Nghĩa 2: nghĩa bóng: thân phận, phẩm chất của người phụ nữ. * Hình ảnh cái bánh trôi: hình thức và cách làm bánh: - Bánh có màu trắng của bột hình tròn. - Cách nặn bánh (rắn, nát) - Cách luộc bánh (bảy nổi ba chìm) - Nhân bánh (màu đỏ) -> Chi tiết chọn lọc, hình ảnh cái bánh trôi hiện lên khá cụ thể như ở ngoài đời. -> Nhưng trình tự không hợp lí: tả bánh -> luộc bánh -> nặn bánh -> nhân bánh: Không chỉ đơn thuần là cung cấp những thông tin về cái bánh trôi mà còn gợi lên sự liên tưởng về phẩm chất, thân phận * Hình ảnh người phụ nữ:người phụ nữ.- Mô típ: “Thân em”: -> Chuyển hướng ý nghĩ, người đọc cảm nhận một cách tự nhiên. -> Nối tiếp mạch than thở cho cuộc đời, số phận người phụ nữ trong cuộc đời – số phận Hồ Xuân Hương. - Phẩm chất, thân phận người phụ nữ. + Hình thức: Vừa trắng lại vừa tròn:Điệp từ vừa -> Xinh đẹp, thân hình đầy đặn, trắng trẻo, căng tràn nhựa sống. -> Tự giới thiệu nhan sắc một cách mạnh bạo, tự tin, đầy tự hào, kiêu hãnh. + Thân phận: Bảy nổi ba chìm: (thành ngữ được đảo ngược): Chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời, bị xã hội định đoạt số phận. - Thành ngữ đảo ngược và kết thúc ở từ “chìm” -> Làm cho thân phận người phụ nữ thêm cùng cực và xót xa hơn. - Đối lập câu 1 và câu 2: vẻ đẹp >< nỗi khổ -> cho thấy sự bất công trong xã hội đối với người phụ nữ. * Câu 3: - Tay kẻ nặn: chế độ nam quyền, xã hội PK. -> Phản ánh thân phận của người phụ nữkhông được làm chủ cuộc đời mình, may rủi phụ thuộc vào người khác, do người . khác quyết định. - “Mặc dầu”(giữa câu) như sự gắng gượng vươn lên để khẳng định mình. - Giọng điệu: thách thức như sự bất chấp, sẵn sàng chờ đợi điều không may xảy ra. * Câu 4: Giọng quả quyết, tự tin khẳng định phẩm chất trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào, dù gặp cảnh ngộ gì người phụ nữ vẫn vượt lên hoàn cảnh, vẫn giữ được lòng sắc son, chung thuỷ, tình nghĩa. -> Nghĩa bóng là chính. Nghĩa đen chỉ là phương tiện truyền tải, biểu đạt nghĩa bóng của bài thơ có giá trị tư tưởng lớn 4. Tổng kết: *Ghi nhớ SGK - T 95 B. Đọc thêm: Văn bản: Sau phút chia li I.Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Ca. Tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Đặng Trần Côn, sống vào đầu thế kỷ XVIII. - Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) người làng Giai Phạm – Văn Giang – Hưng Yên - Tác phẩm: + Chinh phụ ngâm khúc: Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận. b. Giải thích từ khó: SGK – T 92 II. HD tìm hiểuvăn bản: 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm. - Thể thơ “song thất lục bát”(Do người VN sáng tạo) + 2 câu 7 chữ (song thất), hai câu 6,8 (lục bát) + 4 câu trên một khổ thơ + Số lượng không hạn định + Vần chữ cuối câu 7 trên vần chữ 5 c7 dưới đều vần trắc. -> Chữ cuối c7 dưới vần với chữ cuối c6, đều vần bằng. -> Chữ cuối c6 vẫn chữ cuối câu 8, đều vần bằng. -> Chữ cuối c8 vần chữ 5 câu 7 trên đều vần bằng 2. Bố cục: - 12 câu chia làm 3 khổ thơ 3. HD phân tích: a. Khổ thơ 1: - Nghệ thuật: Dùng phép đối, điệp từ và gợi tả không gian. + Chàng thì đi >< thiếp thì về Cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn -> Thực trạng chia li đã diễn ra, hai người về hai ngả: Kẻ đi đường xa vất vả, người về với cảnh vò võ cô đơn. -> Sự ngăn cách đã là sự thật khắc nghiệt. Nỗi sầu chia li thật là nặng nề. - Hình ảnh: mây biếc, núi xanh -> màu của tâm trạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vũ trụ Người vừa chia cách đã như bặt vô âm tín. -> Nỗi buồn cô đơn, sự thương nhớ dường như cứ tuôn ra, trải ra. b. Khổ thơ 2: + Dùng phép đối, đảo: Chốn H.Dương – Bến Tiêu Tương Chàng còn ngoảnh lại – thiếp hãy trông sang + Cách nói tượng trưng, ước lệ: Hàm Dương và Tiêu Tương là hai địa danh ở Trung Quốc. Cách xa nhau hàng trăm ngàn dặm nhưng được nhắc lại nhiều lần (điệp từ, đảovị trí). Þ Thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc, nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách, sự cách xa ngàn trùng giữa hai người và nỗi sầu chia li dằng dặc; nỗi sầu chia li trong độ tăng tiến. ở khổ thơ một mới nói đến sự ngăn cách -> khổ này sự ngăn cách đó đã là mấy trùng Không chỉ nói đến nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự oái oăm, nghịch chướng: Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. c. Khổ 3: - Nghệ thuật: Lặp, lối điệp ngữ theo kiểu bắc cầu: + Thấy (cuối câu 1) – Thấy (đầu câu 2) - Ngàn dâu (cuối câu 2) – Ngàn dâu (đầu câu 3) -> không gian xa cách càng ngày càng bát ngát, càng mênh mông vô tận. -> Tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li oái oán, nghịch chướng theo độ tăng trưởng đến cực độ. - Cùng trông lại >< cùng chẳng thấy -> Thể hiện sự quyến luyến không muốn rời xa nhau, quan tâm đến nhau của đôi vợ chồng trẻ. + Ngàn dâu: Xanh xanh -> xanh ngắt: trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông -> sự xa cách tới độ đã hoàn toàn mất hút. + Chữ “sầu” ở cuối bàiđã trở thành khối sầu của cả 2 đoạn trích. Sử dụng câu nghivấn “Ai sầu hơn ai” => nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ ở trạng thái cao độ. 4. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK |
4.Củng cố, luyện tập
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong 2 văn bản thơ?
- Đọc một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương?
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc lòng hai văn bản,ghi nhớ, phân tích nội dung?
- Tìm ra điểm tương đồng về nội dung của hai văn bản
- Chuẩn bị bài: Quan hệ từ.