Giáo án Ngữ văn 7 Bài Thêm trạng ngữ cho câu ( Tiêp theo ) mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 89.THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Nắm được công dụng của trạng ngữ.Bước đầuhiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện, phân tích và sử dụng trạng ngữ trong khi nói và viết,

- Có kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.

3.Thái độ:

- Yêuthích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH:Nêu đặc điểm của câutrạng ngữ về ý nghĩa và về mặt hình thức? Cho ví dụ minh hoạ.

3. Bài mới:

- Giờ học trước các em đã tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ, tác dung của viêc thêm trạng gữ cho câu. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu công dụng của trang ngữ.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS tìm hiểu công dụng của trạng ngữ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ mục I 1SGK và trả lời câu hỏi.

CH: Xác định và chỉ ra tên cáctrang ngữ trong đoạnvăn a và câu b,

CH:Các trạng ngữ vừa trên đượcbổ sungcho câu nào nội dung gì?

CH: Có nên lược bỏ cáctrạng ngữ trong đoạnvăn vàcâuvăn không? vì sao?

- Giáo viên: Nhiều trường hợp không thể bỏ trạng ngữ được như ở 2 câu cuối đoạn văn a.

CH: Trongmột đoạn vănnghị luận em phảisắp xếp luận cứ theonhững trình tự nhất định.Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

CH:Từ các bài tập trên hãy nêu côngdụng của trạng ngữ?

Học sinhnhận xét một HS đọc ghi nhớ

->Giáo viên chốt.

HĐ 2. HDHS tìm hiểu viêc tách tách trạng ngữ thành câu riêng:

- Học sinh đọc bài tập SGK và trả lời.

CH:Chỉ ra trạng ngữ của một câu

- Câu in đậm có gì đặc biệt?

H: So sánh với một câu?

Trạng ngữchỉ mục đích.

CH:Việc tách câu như trên có tác dụnggì?

Từ vị trí trên cho biết tác dụngcủa việc tác trạng ngữra thành câu riêng?

- Học sinh trả lời Hskhác nhận xét

- Giáo viên gọi mộthọcsinh đọc mục ghi nhớ2 SGK - T47.

-> Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ.

HĐ 2. HDHS luyện tập:

- Gọi HS đọc bài tập, chia nhóm, phân nhiệm vụ.

Nhóm 1: 1a

Nhóm 2: 1b

Nhóm 3: 2a

Nhóm 4: 2b

- Đạidiện nhóm phát biểu.Học sinh bổ sung.

- Giáo viên chốt:

- HS đọc bài tập 2, GV nêu nhiệm vụ

- HS tìm trạng ngữ, nêu tác dụng

- GV chốt, kết luận kết quả bài tập.

I.Công dụng củatrạng ngữ:

1.Bài tập:

a. Bài tập 1: xác định và gọi lên các trạng ngữ

1. Thường thường, vào khoảng đó:TRN chỉ thời gian.

2. Sáng dậy :TRN chỉ thời gian

3. Trên giàn hoa lí:TRNchỉ địa điểm

4. Chỉ độ tám chín giờ sáng: TRN Chỉ thời gian.

5. Trên nền trời trong trong: TRN chỉ địa điểm

6. Về mùađông: TRN chỉ thời gian

+ Không nên lược bỏ trạng ngữ vì:

- Các trạng ngữ 1,2,4,6 bổ sung ý nghĩa về thời gian, giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn.

- Các trạng ngữ 3,5 bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn giúp nộidung miêu tả được rõ ràng hơn.

- Các trạng ngữ từ (1® 5) còn có tác dụng liên kết câu, làm cho văn bảnmạnh lạc.

b. Bài tập 2:

-Vaitròcủatrạng ngữ giúp cho việcsắp xếp các luận cứ trong văn bản nghịluận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian, hoặc các quan hệ nguyên nhân, kết quả, suy lí…

2. Kết luận:

Ghi nhớ SGk

II.Tách trạng ngữ thành câu riêng:

1.Bài tập:

- Để tự hào với tiếng nói của mình.

- Và để tin tưởng hơn nữa vào tươnglại của nó.

* So sánh:

+ Giống nhau:Về ý nghĩa cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ: TRN chỉ mục đích.

(Có thể gộp 2 câu đãthành một câu duy nhất).

+ Khác nhau: Trạng ngữ (Câu in đậm) được tách rathành mộtcâu riêng

* Tác dụng:

- Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.

2. Kết luận:

* Ghi nhớ2 SGK - T47.

III. Luyện tập:

1. Bài tập 1: Công dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích.

a.ở loại bài thứ nhất

ở loạibài thứ hai

b. Đã bao lâu

Lần đầu tiên châp chững bước đi

Lần đầu tiên tập bơi

Lần đầu tiên chơi bóng bàn

Lúc cònhọc phổ thông.

- Tác dụng: Vừa bổ sung những thông tin tình huống vừa liên kết các luận cứtrong mục lập luận của bài văn, giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.

2. Bài tập:

- Trạng ngữ được tách thành câu riêng.

a.Năm 72

b.Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

Tác dụng:

a. Nhấnmạnh thời điểmhi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.

b. Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu

(trước)

Nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị so với thông tin ở nòng cốt câu.

4. Củng cố,luyện tập

- Nêu công dụng của trạng ngữ?

- Khi nào thì nêu tác trạng ngữ thành câu riêng.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nộidung bài học, học thuộc phầnghị nhớ.

- Thực hiện bài tập số 3.

- Ôn tập nội dung, hoàn thiện bài tập tiếng việt trong học kỳ 2 ( từ đầu học kỳ

® nay) để chuẩn bị cho tiết kiểm tratiếng việt.