Giáo án Ngữ văn 7 Bài Chương trình địa phương phần tiếng Việt (Tiếp) mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 138. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT(TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa ph­ương.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học,có ý thức luyện đọc viết chính tả,...

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc rèn chính tả trong bài tập về nhà của học sinh.

3. Bài mới:

- Củng cố kiến thức về cách dùng ngôn ngữ TV nhất là ngôn ngữ địa phương các em cùng tìm hiểu chương trình địa phương phần TV (tiếp)

Hoạt động của GVvà HS

Kết quả cần đạt

HĐ1. HD HS làm các bài tập rèn chính tả:

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:

+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?

+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?

- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:

+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?

+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?

- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh­ sau:

+ Trái nghĩa với chân thật ?

+ Đồng nghĩa với từ biệt ?

+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?

- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?

- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?

1- Làm các bài tập chính tả:

a- Điền vào chỗ trống:

- Chân lí,chân châu, trân trọng, chân thành.

- Mẩu chuyện,thân mẫu,tình mẫu tử, mẩu bút chì.

- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b- Tìm từ theo yêu cầu:

- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.

- Lẻo khoẻo, dũng mãnh.

- Giả dối.

- Từ giã.

- Giã gạo.

c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Mẹ tôi lên n­ương trồng ngô.

Con cái muốn nên ng­ười thì phải nghe lời cha mẹ.

- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.

Nư­ớc m­ưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.

4. Củng cố, luyện tập:

- Gv lưu ý cho HS các lỗi chính tả thường mắc và chú ý khi viết các từ hay nhầm lẫn.

5.H­ướng dẫn về nhà:

- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.

- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.