Giáo án Ngữ văn 7 Bài Trả bài tập làm văn số 3 mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 66.TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Củng cố và nắm vững những kiến thức về văn bản biểu cảm, về con người. Nắm được ưu, nhược điểm khi viết bài của bản thân.

2.Kỹ năng:

- Nhận diện và sửa chữa những tồn tại trong bài văn biểu cảm về người thân.

3.Thái độ:

- Ý thức nhận và sửa chữa lỗi.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, sgk,sgv,Chấm bài, chuẩn bị nội dung nhận xét bài viết của học sinh

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, xem trước bài, lập dàn bài, các lỗi trong bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

- Các em đã viết bài Tập làm văn số 3- biểu cảm về người thân. Giờ học này cô cùng các em kiểm tra lại bài làm, nhận xét những ưu điểm và những tồn tại trong bài làm văn của cả lớp.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS tìm hiểu đề- lập dàn bài:

- GV đọc lại đề bài

+ Nêu yêu cầu bài viết theo đề

+ Đưa ra đáp ánvà thang điểm

HĐ 2. Nhận xét bài làm:

- GV nhận xét, đánh giá chung bài viết của HS về các phương diện

- Thể loại

- Nội dung

- Bố cục

- Lỗi chính tả, ngữ pháp?

HĐ 3.Trả bài, sửa lỗi, ghi điểm,

chữa bài:

- GV trả bài cho HS

- GV yêu cầu 2 HS đọc bài hay nhất và đọc bài mắc lỗi nhiều nhất.

- Lớp nghe rút rabài học và sửa sai

- GV giải đáp thắc mắc

- Khi không còn HS thắc mắc

- GV ghi điểm vào sổ

I. Tìm hiểu đề, lập dần bài:

1. Đề bài:

Cảm nghĩ về một người thân của em( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, thầy, cô, giáo,..).

2. Về nội dung

- HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau nh­ưng cần đạt đư­ợc những ý cơ bản sau :

+ Nêu đ­ược khái quát tình cảm của em với

ng­ười thân đó.

+ Những ấn t­ượng và cảm xúc của em về một vài đặc điểm nổi bật của ngoại hình, tính nết của ngư­ời đó.

+ Sự gắn bó của ng­ười đó với em trong cuộc sống( trong học tập, sinh hoạt, khi vui, khi buồn...)

+ Kỉ niệm đáng nhớ nhất và có cảm xúc nhiều nhất của em với ng­ười đó.

+ Tâm trạng của em những lúc thiếu vắng

ngư­ời thân yêu đó.

+ Những việc làm thể hiện tình cảm của mình với ng­ười thân.

+ Tình cảm của em với ngư­ời đó trong hiện tại và mong muốn cho ng­ười đó trong t­ương lai...

II. Nhận xét, đánh giá chung.

1.Thể loại: Đa số viết đúng kiểu văn bản biểu cảm, có các chi tiết gợp cảm, biết kết hợp các phương thức biểu cảm hợp lí.

- Hạn chế: Một số ít bài thể hiện chưa rõ ràng các yếu tố biểu cảm còn mờ nhạt: Huy, phú. Pha Anh. Tuân. Sơn. thiên Phú-7B; Luân, Huyền -7A

2. Nội dung:

- Đa số có đối tượng biểu cảm rõ ràng, tình cảm thể hiện phong phú, sâu sắc:

- Một số bài tình cảm còn thể hiện chung chung, chưa rõ ràng, chưa sâu sắc(Dũng , Biên. Lý-7B)

3. Bố cục:

- Đa số bố cục đầy đủ, hợplý, phù hợp với yêu cầu của bài.

Một số bài bố cục chưa hợp lý, chưa đầy đủ.

4. Lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp:

Một số còn mắc lỗi nhiều: Huy,

S Tùng. Chữ nát, sai nhiều chính tả: Lương, Phú, Hoàng, Tùng...

- Diễn đạt chưa rõ ràng.

- Chưa liên kết câu, đoạn.

III. GV trả bài, sửa lỗi, ghi điểm,

chữa bài:

a. Chữa lỗi chính tả:

- Phụ âm l, n, ch, tr, r, d, gi.

b. Chữa lỗi câu:

Chấm câu sai

c. Chữa liên kết đoạn:

d. Chữa về phương pháp viết bài:

4. Củng cố luyện tập:

- Tìmlỗi trong bài làm, nêu và sửa lỗi.

- Làm thế nào để viết tốtbàivăn biểu cảmcủa mình.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôntập kiến thức về văn bản biểu cảm

- Tập viết lại bài hay hơn