Giáo án Ngữ văn 7 Bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 102. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

-Nắm đượccách dùng cụmchủvị để mở rộng câu

- Dùng cụmchủvị để mở rộng câu hợp lý và khi cần thiết

2. Kỹ năng:

- Dùng cụm C-V để mở rộng câu,biết phát hiện câu mở rộng.

3.Thái độ:

- Ý thức học thường xuyên.Yêuthích Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Nêu cách chuyển đổi câu chủ độngthành câu bị động? Lấy 2 ví dụ

3.Bài mới:

- Có nhiều cách để mở rộng câu, một trong những cách đó là dùng cum CN-VN để mở rộng câu.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:

- HS đọc ví dụ

CH: Tìm cụm từ trong câu văn

CH. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của mỗi phụ ngữtrongmỗi cụm danh từ

?Em có nhận xét gì về cấu tạo của phụ ngữ?

CH: Từ bài tập trên hãy chobiết thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?

*Bài tập nhanh:Xác định chức của cụm chủ vị nhỏ trong câu sau:

Căn phòngtôi ởrất đơn sơ

CNVN

 
   

HĐ2.HDHS tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:

- GV gọi HS đọc bài tập phần II

H:Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc làm thành phần cụm từ trong các câu trên?

- Cho biết mỗi cụm C-V làm thành phần gì?

H:Từ bài tập trên hay cho biết các trường hợp nào có thể dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?

- GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ SGK Trang 69

HĐ3.HDHS luyện tập:

- Gọi hs đọc xác định yêu câu bài tập.

HS thực hiện theo nhóm

Nhóm 1: Câu a

Nhóm 2: Câu b

Nhóm 3: Câu c

Nhóm 4: Câu d

I.Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?

1. Bài tập:

* Văn chương gây cho ta những tình cảm takhông có, luỵên những tình cảm ta sẵn có.

*Cấu tạo của cụm danh từ

Phần trước

Phần trungtâm

Phần sau (phụ)

những

tình cảm

ta không có

những

tình cảm

ta sẵn có

- Cấu tạo của phụ ngữ:

ta/không cóta/ sẵn có

CNVNCNVN

-> Cụm chủ vị làm định ngữ

2. Kết luận:

*Ghi nhớ SGK –T68

II. Các trường hợp dùng cụm từ C- V để mở rộng câu:

1. Bài tập

Câu a:Chị Ba /đến -> làm chủ ngữ nòng cốt.

cv

Câu b: Tinh thần / rất hăng hái -> làm vị ngữ

cv

Câu c: Trời /sinh ra sen để bọc cốm cũng như

cv

trời/ sinh ra cốm để nằmủ trong lá sen

cv

-> Làm phụ ngữ trong cụm động từ

Câu d: Cách mạng tháng Tám/ thành công

-> Làm phụ ngữ trong cụm danh từ

2. Kết luận:

* Ghi nhớ SGK trang 69

III. Luyện tập

a.Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được -> Cụm C - V làm định ngữ.

b. Khuôn mặt đầy đặn -> Cụm C- V làm VN

c. Các cô gái Vòng đỗ gánh -> cụm C-V làm định ngữ

Từng lá cốm…nào -> cụm C-V làm bổ ngữ

d. Một bàn tay đập vào vai -> cụm C-V làm CN

hắn giật mình -> cụm C-V làm phụ ngữ

4. Củng cố và vận dụng:Lấy ví dụ về trường hợp dùng C-V để mở rộng câu

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học

- Tìm trong những văn bản đã học 1 số câu có sử dụng cách viết dùng cụm C- V để mở rộng câu và chỉ rõ cách mở rộng.