Giáo án Ngữ văn 7 Bài Câu đặc biệt mới nhất

Ngày  soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 82. CÂU ĐẶC BIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm đượckhái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt.

2. Kỹ năng:

- Biết cách sử dụng câu đặcbiệt trong những tình huống nói viếtcụ thể.

3.Thái độ:

- Có ýgiữ gìn sự trongsáng của Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

-  Thế  nào là rút gọn câu? Tác dụng của câu rút gọn? Cho ví dụ?

- Khi sử dụng câu rút gọn  cần chú ý  điều gì?

3. Bài mới:

- Trong giao tiếp có kiểu câu có vai trò thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: Mưa! hay nói về tậm trạng! Buồn quá...Ngoài câu rút gọn ta còn có những dạng câu có cấu tạo đặc biệt , đó là câu đặc biệt.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HD HS hình thành khái niệm

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập

- Giáo viênhướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Đại diện học sinh cácnhóm phát biểuý kiến?

CH:Từ bài tập trên hãy cho em biết thế nào là câu đặc biệt?

-HS: Đọc ghi nhớmột sách giáo khoa

HĐ 2. HD HS tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt:

HS: Thực hiện theoyêu cầu đề.

CH:Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, hãy nêu tácdụng của câu đặc biệt.

- GVlấyvídụ minh hoạ

Giáo viên có thể đọc bài tập nhanh trong sách thiết kếvà yêu cầu học sinh xác định tácdụngcủa các câu đặcbiệt

- Giáo viên gọimột học sinh đọc ghi nhớ 2

HĐ 3. HD HS luyện tập:

- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập

Tìm câu đặc biệt - câu rút gọn

- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập 2

- Nêu tác dụng của các câu đặc biệt

I.Thế nàolà câu đặc biệt:

1. Bài tập:

- Ôi, emThuỷ!

+ Không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần lược bỏ.

-> Là câu đặc biệt vì không thể cóCN và VN.

2. Kết luận:

- Ghi nhớ 1: SGK

* Chú ýphân biệt với câu bình thường và câu rút gọn.

II.Tác dụng của câu đặc biệt:

1. Bài tập:

- Một đêmmùa xuân-> Xác định thời gian

-Tiếng reo.Tiếng vỗ tay->Liệt kê thông báo về sự khác của sự vật, hiện tượng

- Trời ơi!-> Bộc lộ cảm xúc

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> Gọiđáp

2.Kết luận:

Ghi nhớ 2: SGK T 29

III Luyện tập:

1. Bài1:

a. Không có câu đặc biệt:

- Có câu gút gọn

+ Cókhi được…. dễ thấy

+ Nhưng cũng cókhi…. trong hòm

+ Nghĩalà có ra sức…. kháng chiến.

b. Câu đặc biệt:

+ Ba giây …bốn giây….. năm giây…lâu quá!

- Không có câu rút gọn.

c.Câu đặc biệt:

Một hồi còi

- Không có câu rút gọn

d. Câu đặc biệt: Lá ơi!

- Các câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện … nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng … đâu!

2. Bài 2: Tác dụng.

- Các câu đặc biệt

+ Xácđịnh thời gian( 3 câu đầu trong bài)

+ Bộc lộ cảm xúc ( câu4 trong bài)

+ Liệt kê, thông báo về sựkhác của sự vật, hoạt động( câu c)

+ Giải đáp (câu d)

- Tác dụng của các câu rútgọn

a. Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câuđứng trước.

+ Câu 1 (d): Làm cho câu gọn hơn

+ Câu 2 ( d): Làmcho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

4. Củng cố , luyện tập:

- Nêu khái niệmvà tác dụng của câu đặt biệt

- Nên dùng câu đặc biệt như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà:

Học thuộc 2 ghi nhớ SGK - Ôn nộidung bàihọc

Hoàn thiện bài mới 3 SGK + làm bài tập sáchbài tập

Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài vănnghị luận.