Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 56. LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể về một tác phẩm vănhọc, bày tỏ cảm xúc về mội tác phẩm văn học
3.Thái độ:
- Ý thức ham học, nghiêm túc, tích cực.Ý thức sử dụng ngônngữ đúng, ý thức trau dồi và yêu tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Thế nào là một bài vănphát biểu cảm nghĩ về một tác phẩmvăn học?
2. Bố cục bài văn phát biểu cảm cảm nghĩ về một tác phẩmvăn học gồm mấy phần? Nội dung khái quát của từng phần là gì?
3.Bài mới:
Các em đã tìm hiểu cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Buổi học hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện kỹ năng nói về văn biểu cảm.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ 1. Kiểm tra việc chuẩn bị bài nói: - Gọi hs báo cáo việc chuẩn bị bài. - Nêu dàn bài đã chuẩn bị - GV yêu cầu đại diện của một số nhóm trình bày các nội dung yêu cầu của phần I. Chuẩnbị ở nhà. + Về tìm hiểu đề và tìm ý + Dàn bài + Đoạn văn HĐ 2. Luyện nói trong tổ nhóm. - HS các nhóm nhận xét nhanh. - GV nhận xét việc chuẩn bị của các nhóm và sửa những chỗ chưa hợp lý. - GV nêu yêu cầu đối với bàivăn nói. - Lớp chia ra 4 nhóm - Các nhóm lần lượt cử đại diện tập nói ® nhóm trao đổi, góp ý kiến, rút ra kinh nghiệm HĐ 3. Luyện nói trước lớp: - Các nhóm cử đại diện lên phát biểu trước lớp. - HS trong lớp nhận xét về nội dung và cách trình bày. - GV nhận xét, tổng kết ? Muốn bài phát biểu có hiệu quả cần có những yêu cầu nào? |
I. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh Cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ vềbài thơ “Rằm tháng giêng” của HCM. 1.Kiểm tra việc: - Tìm hiểu đề, tìm ý - Dàn bài. - Đoạn văn đã viết 2.Dàn ý định hướng: a.Mở bài:Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em. b. Thân bài: * Câu 1,2 - Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, sáng sủa. - Không gian mênh mông: Trời, mây, nước hoà quyện vào nhau. ->Điệp từ “xuân” (3 lần): Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời: Sông xuân, nước xuân, trời xuân.Bằng cách miêu tả khái quát, toàn cảnh, nắm được cái thần của sự vật theo bút pháp truyền thống phương Đông, hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm “Nguyên tiêu”. Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ của tháng giêng, tháng đầu của mùa đầu tiên trong năm- mùa xuân đangtràn ngập cả đất trời. - Tâm hồn thi sĩ: Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt tha thiết. *Câu 3 + Vẽ nên không khí huyền ảo trong đêm trăng mùa xuânViệt Bắc. + Mở ra một không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong nhữngnăm tháng gay go ấy. *Câu 4: - Con người hướng về thiên nhiên tươi đẹp đầy ánh trăng, ánh sáng sau lúc bàn việc quân trởvề ngân lên bát ngát, cao vợi ánh trăng trong sáng, dịu dàng và lòng ngời ung dung, bình thản, tự tin vào ý Đảng, lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. - Hai câu cuối với giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung đã thể hiện tinh thầnlạc quan phong thái ung dungvà tình yêu thiên nhiên thắm thiết của Bác. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước và hình ảnh con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân trở về lướt đi phơi phới trong ngập tràn ánh trăng. c. KB: Tình cảm của em đối với bài thơ. * Lưu ý: Trong quá trình trình bày phải thể hiện rõ cảm xúc, suy ngẫm của mình II.Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm *Yêu cầu: + Bài văn ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, chính xác. + Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên. + Tư thế thoải mái, tự tin, quan sát người nghe III. Học sinh phát biểu trước lớp IV. Tổng kết, nhận xét chung giờ luyện nói - Để bài phát biểu có hiệu quả, cần phải: + Đọc kỹ tác phẩm, + Chuẩn bị kỹ dàn ý + Khi nói luôn chú ý quan sát theo dõi thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách nói cho phù hợp. + Ngôn ngữ: Trong sáng, chính xác. + Diễn đạt: Rõ ràng, lưu loát. |
4. Củng cố, luyện tập:
Giáo viên chốt những yêu cầu cơ bản khi thực hiện bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Soạn bài : “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.