Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 134.CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
VÀ TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần , truyền thống và hiện nay , trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương , giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước .
Nắm các yêu cầu và cách thức sư tầm ca dao, tục ngữ địa phương .Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương .
- HS tự cung cấp cho mình một hệ thống những câu ca dao, tục ngữ, dân ca địa phương phong phú.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp ca dao, dân ca, tục ngữ theo yêu cầu.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước mình hơn, tự hào nơi mình đang sinh sống.
Từ đó có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nội dung TLV, Vănđã học trong chương trình Ngữ văn kì II.
3. Bài mới:
Để nắm đc kiến thức cơ bản về văn và Tập làm văn đã học, Các em mở rộng khắc sâu nội dung bài học qua bài chương trình địa phương phần TV.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ3: Tổ chức cho HS nhận xét về phần CD-TN đã sưu tầm. - Chọn câu hay. - Giải thích, bình giảng theo nhóm, theo chủ đề được phân công. HĐ4: GV đánh giá chung. Biểu dương những nhóm, cá nhân sưu tầm tốt. - HS đọc các bài ca dao tục ngữ đã sưu tầm. - GV nhận xét 2 mặt. - Ưu điểm. - Nhược điểm. - Biểu dương những nhóm làm tốt. |
III. Nhận xét bình giá những câu ca dao , tục ngữ hay. - Ưu điểm: Có kĩ năng sưu tầm, biết biên tập theo yêu cầu. Nhược điểm: - Cách trình bày chưa đẹp. - Nội dung chưa phong phú. IV. Sưu tầm -Sưu tầm ca dao và sắp xếp theo vần A,B,C A. Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn C. Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm sông hương mặc người D. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Đ. Đường vô xứ Ngệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ G. Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo H. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi * Sưu tầm - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất mà địa phương em thường áp dụng: 1. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa 2. Cơn dằng đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi 3. Nhất ước, nhì phân, tam cần, tứ giống 4. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiéng sấm phất cờ mà lên 5. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen 6. Đốm đầu thì nuôi, đốm duôi thì thịt ( chó) 7. ăn trông nồi ngồi trông hướng 8. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 9. Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe 10. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy 11. Rau nào, sâu nấy 12. Uốn cây từ thủa còn non Dạy con từ thuở con con thơ ngây 13. Sông có khúc, người có lúc 14. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời 15.Bán anh em xa mua láng giềng gần. |
4. Củng cố, luyện tập:
- Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ.
- HS phân biệt giữa tục ngữ và ca dao.
- Trong những câu tục ngữ trên, câu nào hoàn toàn đúng, câu nào chỉ đúng một phần ?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà sưu tầm tiếp các câu ca dao , tục ngữ , dân ca theo hướng dẫn
-Soạn bài : Hoạt động Ngữ Văn
+ Đọc trước bài ở nhà
+ Đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 147