Giáo án Ngữ văn 7 Bài Trả bài kiểm tra văn, kiểm tra tiếng việt mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 54.TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về thể loại văn học, nội dung, văn học dân gian,văn học trung đại và thơ Đường.

- Củng cố kiến thức về từ trong TiếngViệt, từ láy, từ ghép, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từHán Việt, đại từ, quan hệ từ.

- HS nhận ra những mặt tích cực và hạn chế trong bài làm, biết trau dồi kiến thức để đạt kết quả học tập tốt nhất.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài và sửa lỗi trong bài kiểm tra.

3.Thái độ:

- Ý thức ham học, nghiêm túc, tích cực.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chấm chữa bàisgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, xem lại bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Đọc thuộc lòng bài thơ" Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh"?Nêu nội dung và nghệ thuật?

3.Bài mới:Tuần trước các em đã làm các bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt. Giờ học này chúng ta sẽ nhận xét rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài kiểm tra.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HD hs kiểm tra đáp án bài kiểm tra Văn:

- Gọi hs đọc đề, kiểm tra đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.

- Nêu đáp án cho phần tự luận.

I. Trả bài kiểm tra Văn, TV:

1. Đề bài , đáp án và thang điểm.

.* Đề bài:

+ Đề bài kiểm tra văn (T42)

. + Đề kiểm tra Tiếng Việt (Tiết 47)

* Đáp án và thang điểm

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

Mức tối đa

Mức không đạt

1

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

2

D

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

3

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5

A

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

PHẦN I: TỰ LUẬN( 7 điểm)

Câu 7: ( 3 điểm)

- Chép đúng phần phiên âm bài thơ “ Nam quốc sơn hà”(1 điểm)

- Nêu đúng nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm (1 điểm)

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

- Xác định giá trị của bài thơ(1 điểm)

Giá trị của bài thơ: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Nam.Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại bài thơ vẫn còn nguyên ý nghĩa:Chúng ta xây dựng đất nước trong xu thế hội nhập với thế giới. Kiên quyết bảo vệ nền hòa bình bình, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ : đất đai, vùng trời và vùng biển của TQ, kiên quyết không để bất kì một hành động nào của các quốc gia khác làm ảnh hưởng tới hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ VN. (1 điểm)

* Cách cho điểm :

- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.

Câu 8: (4 điểm)

- Biết viết đoạn văn biểu cảm giàu cảm xúc, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát. Khi phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua tầng nghĩa ẩn dụ của bài thơ Bánh trôi nước cần nêu được các ý như sau:

+ Cảm phục, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của người phụ nữ - vẻ đẹp hài hoà, trong sáng từ hình dáng đến tâm hồn...(1 điểm)

+ Xót xa, thương cảm cho số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ vốn là những người đẹp đẽ, nhân hậu,có tấm lòng son sắt, thuỷ chung...nhưng cuộc đời lại đầy khổ đau, oan trái, sống phụ thuộc vào người khác,vào hoàn cảnh xã hội.Họ không có quyền quyết định số phận của mình..

( 1 điểm)

+ Cảm phục bản lĩnh mạnh mẽ của người phụ nữ dù bị xô đẩy, dập vùi vẫn luôn bảo vệ giá trị, phẩm chất đẹp đẽ, trong sáng của mình...( 1 điểm)

+ Liên hệ với người phụ nữ hiện đại: được đối xử bình đẳng đc học tập, làm việc và lựa chọn hạnh phúc theo ý muốn của bản thân khác với người phụ nữ xưa. Nhấn mạnh hôm nay người phụ nữ vẫn cần giữ đc nét đẹp từ hình dáng đến tâm hồn.(1 điểm)

* Cách cho điểm :

- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

Mức tối đa

Mức không đạt

1

A

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

2

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

3

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5

D

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

II. Kiểm tra đáp án bài kiểm tra Tiếng Việt:

PHẦN I: TỰ LUẬN( 7 điểm)

Câu 7: ( 2 điểm)

Từ ghép chính phụ

Xe đạp, bà ngoại, thơm phức, nhà ăn

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, ẩm ướt, trong trắng, đi đứng

- Mỗi ý đúng được 1 điểm( sai 1 từ trừ 0,25 điểm)

Câu 8: ( 2 điểm)

a. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa( 0,5 điểm)

Câu chữa: Nhà Ngân ở xa trường nhưng bao giờ Ngân cũng đến trường đúng giờ.( 0,5 điểm)

b. Thiếu quan hệ từ( 0,5 điểm)

Câu chữa: Tôi và anh là đồng chí của nhau. ( 0,5 điểm)

Câu 9: ( 3 điểm)

- Viết đúng hình thức một đoạn văn với độ dài (khoảng 5 đến 7 câu)

- Cần đạt được những ý cơ bản sau

+ Bức tranh Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả với nhiều đường nét, màu sắc, hình khối. Tác giả sử dụng hai từ láy lom khom, lác đác để miêu tả cảnh vật và con người.( 1 điểm)

+ Lom khom gợi tả hình ảnh vất vả, nhỏ bé của người tiều phu giữa núi rừng hoang sơ.

Lác đác gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những quán chợ nghèo.( 1 điểm)

-> Sự sống nơi Đèo Ngang thưa thớt, hoang sơ càng làm cho tâm hồn nhà thơ cảm thấy cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn thầm lặng( nhớ nước, thương nhà) .( 1 điểm)

* Cách cho điểm :

- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.

HĐ 2. Nhận xét:

- GV đọc lại đề bài Tiếng Việt và Văn học

- GVnêu đáp án và thang điểm đã làm ở T42, T47

- GVnhận xét, đánh giá chung ưu nhược điểm trong bài kiểm tra.

- Kiểm tra Văn

-Kiểm tra Tiếng Việt

- GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm

- HS nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.

HĐ 3. Sửa lỗi:

- HD hs tự sửa lỗi.

- GV rút kinh nghiệm.

II. Nhậnxét ưu nhược điểm :

1. Bài kiểm tra Văn

a. Ưu điểm:

- Đa số học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, bài làm sạch.

-Làm tốt phần trắc nghiệm.

- Nhiều bài làm sạch sẽ, diễn đạt khoa học, ngắn gọn nhưng chính xác và dễ hiểu.

- Đa số vận dụng tốt kiến thức để triển khai viết tốt phần tự luận, đảm bảo về nội dung và hình thức của đoạn văn.

b. Nhược điểm:

- Một số học sinh còn chưa nắm được những nội dung cơ bản của đề tự luận; chưa phát biểu được cảm nghĩ sâu sắc về một vấn đề cụ thể trong tác phẩm văn học. Chưa trình bày được nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ Nam quốc sơn hà( Dũng, Trung Tú)

- Một số học sinh chữ viết còn xấu, ẩu, trình bày bẩn, mắc lỗi chính tả, diễn đạt( Long, Bách)

2. Bài kiểm tra Tiếng Việt:

a. Ưu điểm:

- Đa số nắm vững nội dung khái niệm yêu cầu.

- Đa số đã biết cách thống kê, xác định và phân chia các loại từ trong Tiếng Việt.

- Đa số biết phát hiện và sửa những lỗi sai khi sử dụng quan hệ từ.

- Đa số vận dụng được kiến thức cơ bản về từ láy để chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy dưới hình thức một đoạn văn.

b. Nhược điểm:

- Một số HS phân loại từ ghép chính phụ, đẳng lập còn có sự nhầm lẫn, thiếu. Chưa phát hiện được lỗi sai trong việc sử dụng quan hệ từ, đoạn văn viết chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức( Phú, Dũng,Biên, X Tùng, S Tùng... ).

- Một số bài còn bẩn, gạch xoá nhiều

( Long, Phú, Tùng).

1. GV trả bài cho học sinh

2. Sửa lỗi, rútkinh nghiệm

3. Ghi điểm

III. Trả bài, sửa lỗi, rútkinh nghiệm

- HS sửa lỗi

- Báo điểm

4. Củng cố, luyện tập:

- Ôn lại kiến thức Văn, Tiếng Việt

- Thống kê các văn bản đã học: Nhan đề, tác giả, thể loại, nội dung, nghệ thuật.

- Hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt đã hoc.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Làm bài kiểm tra Tiếng Việt vào vở bài tập theo như đáp án.

- Chuẩn bị bài: Điệp ngữ