Giáo án Ngữ văn 7 Bài Kiểm tra văn

Ngày  soạn:

Ngày dạy: 

TIẾT 98. KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Củng cố các kiến thức văn bản trong học kỳ 2 đến nay.

2. Kỹ năng:

 - Vận dụng  kiến  thức vào bài  kiểm tra.

3.Thái độ:

- Làm bài nghiêm túc tích cực.

 II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, ra đề, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.

 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 

2. Khung ma trận:

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng điểm

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Chủ đề 1:

 Tục ngữ

Nhận ra biện pháp tu từ sử dụng trong câu tục ngữ

Lý giải, cắt nghĩa được nghĩa của một từ trong câu tục ngữ.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 2

Số điểm: 1

Chủ đề 2:

  Văn nghị luận

Nhớ tên tác phẩm của một đoạn trích đã học

Hiểu bức thông điệp được gửi qua câu chuyện

Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ

Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, viết một đoạn văn, chứng minh rằng: Bác Hồ rất giản dị.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 1

Số điểm: 3

Số câu : 1

Số điểm: 3

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu : 4

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu : 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

số câu :1

số điểm:3

Tỉ lệ: 30 %

Số câu : 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40 %

Số câu: 8

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

3. Đề bài:

Phần 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Tục  ngữ  là một thể loại của bộ phận văn  học nào?

A Văn học dân gian        C. Văn học thời kỳ  kháng chiến chống Pháp

B. Văn học viết     D.Văn học thời  kháng chiến chống Mĩ

Câu 2: Em hiểu thế nào  là tục ngữ?

A. Là câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của  nhân dân về mọi mặt trong đời sống

B. Là những câu nói ngắn gọn, có 2 nghĩa.

C. Là những câu thơ gieo vần lưng, đúc rút kinh nghiệm của nhân dân.

D. Là một thể thơ dân gian, có nhịp điệu.

Câu 3: Bài văn: “Tinh thần yêu nước  của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước trong lĩnh vực nào?

A.      Trong sự nghiệp xây dựng đất nước thời bình.

B.      Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

C.      Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.

D.      Trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

Câu 4: Trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh cái đẹp của tiếng Việt.

A.      Một thứ tiếng giàu chất nhạc.

B.      Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.

C.      Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người.

D.      Giàu thanh điệu.

Câu 5. Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghị luận của bài văn: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

A.      Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.

B.      Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng.

C.      Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

D.      Thấm đượm tình cảm chân thành.

Câu 6. Công dụng văn chương nào không được Hoài Thanh nói đến trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”?

A.      Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.

B.      Văn chương giúp cho con người hăng say lao động.

C.      Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

D.      Văn chương gúp cho con người cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.  

Phần 2: Tự luận:(7đ).

Câu 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 2. Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, viết một đoạn văn, chứng minh rằng: Bác Hồ rất giản dị.

Hoạt động 2: Học sinh  làm bài nghiêm túc.

                      Giáo viên coi kiểm  tra đúng quy chế.

Đáp án – Thang điểm

Phần 1: Trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu trả lời  đúng được (0,5đ).

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu   Mức tối đa   Mức không đạt

1        A       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

2        A       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

3        B       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4        C       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5        A       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6        B       Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

Phần 2: Tự luận (7đ)

Câu 1. 3đ

+Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho. (1đ)

+Nghĩa bóng:Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong  sạch, không  vì  nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. (1đ)

+Giá trị: giáo  dục con người phải có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng   mọi hoàn cảnh, tình huống.(1đ)

Câu 2. 4đ

 * Yêu cầu: Kiểu VB: nghị luận chứng minh

Nội dung:  Chứng minh  Bác Hồ rất giản dị

Dẫn chứng: Trong bài: Đức tính giản dị của BH + tư liệu.

Nội dung đoạn văn đảm bảo các ý sau:

+ BH giản dị trong sinh hoạt, lối sống (D/chứng: về bữa ăn, nơi ở ).

+ BH giản dị trong việc làm và quan hệ với mọi người (D/chứng: về việc làm, về cách cư xử với người phục vụ).

+ BH giản dị  trong lời nói và bài viết (D/chứng về các câu Bác nói, viết).

=> Là đời sống văn minh, giản dị về vật chất, phong phú về tinh thần.

* Lưu ý: Để được điểm tối đa trên:

- Đoạn văn phải rõ ràng, mạch lạc, trọng tâm, các lí lẽ, dẫn chứng phải chính xác, thuyết phục,  rất ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Trừ 0,5 - 1đ cho các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết

 + Trừ điểm bài viết sơ sài, diễn đạt kém tuỳ theo mức độ.

* Cách cho điểm :

- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3  yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.

4. Củng  cố và vận dụng:

- Hết giờ GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra

5. Hướng dẫn về nhà:

- Nhắc HS  ôn lại phần văn bản

- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu  chủ động thành câu bị động .