Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 39. TỪ TRÁI NGHĨA
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
-Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
2.Kỹ năng:
-Sử dụng từ trái nghĩa có hiệu quả, đúng mục đích.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng Tiếng Việt chính xác
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV,đọc sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.Vở ghi, SGK, nháp...
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở ghi.
1.Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ ? Làm bài tập4- T115
2. Có mấy loại từ đồng nghĩa? Em rút ra bài học gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?Làm bài tập 6 SGK –T 116.
3. Làm bài tập 5 (T 116)
3. Bài mới:
- Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ đồng nghĩa. Hôm nay chúng ta sẽ học một loại từ khác đó là từ trái nghĩa.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
|||||
HĐ1.Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa: - GVHS đọc bài tập I1. ? Hãy tìm ra cáccặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ (bản dịch) “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” - HS làm việctheo nhóm, trình bàytheo từng nhóm ? Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ này ? - Nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung, một tiêu chí nhất định) ? Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào một hay nhiều cặp từ trái nghĩa? ? Thế nào là từ trái nghĩa? ? Một HS đọc mục ghi nhớ 1 ? Lấy ví dụ về một số cặp từ trái nghĩa? HĐ2.HD sử sụng từ trái nghĩa: - Đọc bài tập. ?Trong hai bài thơ dịch trên việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì? ? Tìm một số thành ngữ có sử dụng các từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy? HĐ3.HD luyện tập: - Phân nhóm choHS thực hiện. + Nhóm 1 + 2 – BT 1 + Nhóm 3 + 4 – TB 2 + Nhóm 5 + 6 – BT 3 - Các nhóm viết vào bảng phụ nhỏ. -HS và GV cùng nhận xét và sửa sai (nếu có |
I. Thế nào là từ trái nghĩa 1. Bài tập: a. Bài tập 1: Cặp từ trái nghĩa + Ngẩng – cúi (hoạt động của đầu ) + Trẻ – già (tuổi tác) + Đi – lại (sự di chuyển của con người) + Đại (lớn) – tiểu(nhỏ) -> Có nghĩa trái ngược -> Hai từ trái nghĩa làm thành cặp từ trái nghĩa b. Bài tập 2: Trái nghĩa với từ già “rau già”- Rau - non - Già -> non -> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.- Cau non- cau già 2. Kết luận: Ghi nhớ 1 . SGK- T128 II. Sử dụng từtrái nghĩa. 1. Bài tập: a. Bài tập 1: - Tạo ra các tiểu đối (đối trong 1 câu) -> Có tính chất hình tượng, tương phản b. Bài tập 2: - Thành ngữ: + Đi nhanh về chậm + Chân cứng đá mềm + Gần nhà xa ngõ (…) Tác dụng:Tạo ra những hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói sinh động 2. Kết luận: *Ghi nhớ 2/ SGK –T128 III. Luyện tập 1. Bài tập 1: + Lành- rách + Giàu – nghèo + Ngắn – dài + Đêm – ngày;Sáng – tối 2. Bài tập 2: - Tươi : Cá tươi - Cá ươn Hoa tươi-Hoahéo -Yếu:+ ăn yếu- ăn khoẻ + Học lực yếu - Học lực giỏi. - Xấu : + Chữ xấu- Chữ đẹp + Đất xấu - Đất tốt Bài 3:
- Vô thưởng vô phạt - Bên trọng bên khinh - Buổi đực buổi cái - Bước thấp bước cao - Chân ướt chân ráo |
4. Củng cố, luyện tập:
- Lấy ví dụ về từ trái nghĩa.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lý thuyết – làm bài tập 4
- Chuẩn bị bài: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
(Nhóm 1 - Đề 1; Nhóm 2 -Đề 2; Nhóm 3 - Đề 3; Nhóm 4 - Đề 4)