Giáo án Ngữ văn 7 Bài Chơi chữ mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 58. CHƠI CHỮ

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Nắm được khái niệm về chơi chữ và một số lối chơi chữ thường dùng

-Bước đầu cảm thụ được cái hay, lý thú của chơi chữ.

2.Kỹ năng:

-Phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

3.Thái độ:

- Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

CH1: Thế nào là điệp ngữ, các loại điệp ngữ, cho ví dụ?

CH2: Chỉ ra điệp ngữ ở đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó ?

“Bao nhiêu là liệt sỹ

Bao nhiêu là anh hùng

Bao nhiêu là tuổi trẻ

Bao nhiêu là chiến công”

(Điệp ngữ bao nhiêu-> Tôn vinh những hy sinh to lớn để có được chiến công).

3.Bài mới:

- Trong các phép tu từ từ vựng, có một phép tu từ vừa có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước cho lời thơ, văn, vừa có tác dụng làm cho từ ngữ thêm phong phú đó là chơi chữ? Vậy chơi chữ có ý nghĩa gì? chơi chữ bằng những cách nào ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HD HS hình thành khái niệm chơi chữ:

-Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK

H: Em có người xét gì về nghĩa của các bài các từ “lợi” trong bài ca dao vừa đọc?

H: Việc sử dụng của “lợi” ở câu cuối của bài cao daodựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

H: Việc sử dụng như thế có tác dụng gì?

HĐ2.HDHS tìm hiểu các lối chơi chữ:

Bài tập mở rộng:

a.Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

(Ca dao)

b. Tiếng già nhưng núi vẫn là núi non.

(Nguyễn Khuyến)

c.Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

(Ca dao)

d.Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không

(Ca dao)

* Non có nhiều nghĩa:

- Với sự vât: đồng nghĩa với núi.

- Với tính chất: Trái nghĩa với già.

-> Khai thác từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

* Say sưa có nhiều nghĩa:

- Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên (trời, nước, non).

- Say mê sắc đẹp vẻ duyên dáng, nhanh nhẹn của cô bán rượu.

-> Khai thác từ nhiều nghĩa, nói nước đôi, lấp lửng.

* Thịt chó, thịt cầy:

-> Khai thác từ đồng nghĩa, tạo ra sự dí dỏm

HĐ3.HDHS luyện tập:

? Từ bài tập trên hãy cho biết thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng gì?

- GV gọi 1 HS đọc rõ ràng mục ghi nhớ.

? Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu thơ, ca dao?

? Từ bài tập trên hãy chỉ ra các lối chơi chữ thường gặp?

- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ 2 SGK

? Lấy mộtvàiví dụ về các lối chơi chữ và chỉ ra tác dụng?

GV thu phiếu học tập nhận xét và chữa đáp án?

- HS thực hiện nhóm nhỏ theo bàn

-Đại diện của các nhóm lên trả lời

- Nhận xét chéo

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)

HS thực hiện bài tập theo từng cặp đôi chia sẻ

VD: Phân tích các ngữ cảnh tương tự:

- Cụ giáo làm giáo cụ.

- Rừng sâu mưa lâm thâm.

- Thầy giáo tháo giầy đi chân đất.

Phân tích ngữ cảnh tương tự:

GV cho HS làm những bài tập bổ sung

- HS thực hiện nhóm

-Đại diện của các nhóm lên trả lời

- Nhận xét chéo

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)

I. Thế nào là chơi chữ

1. Bài tập:

Lợi 1:Thuận lợi, lợi lộc

Lợi 2,3: Phần thịt bao quanh chân răng

- Tác giả sử dụng hiện tượng đồng âm của từ

- Tác dụng: -> Phê phán, châm biếm một chuyện ngược đời, bất bình thường” Bà đã già rồi còn tính chuyện chồng con làm gì nữa?” -> Tạo sắc thái hài hước, cách hiểu bất ngờ, lý thú.

2. Kết luận:

Ghi nhớ 1 (SGK – T146)

II. Các lối chơi chữ:

1. Bài tập .

1)

- “Ranh tướng”với“danh tướng”® giễu cợt Nava.

-“Nồng nặc”đi với“tiếng tăm”® tương phản về ý nghĩa ® châm biếm, đả kích.

-> Dựa vào lối nói trại âm (gần âm)

(2) - Điệp phụ âm đầu: m

-> Dùng cách điệp âm

(3) Cá đối – cối đá

mèo cái – máikèo

-> Chơi chữ bằng cách nói lái:

(4) - Sầu riêng1: Chỉ trạng thái tâm lý có tính tiêu cực của cá nhân (tính từ)

Trái nghĩa với vui chung: trạng thái tâm lý có tính tích cực của tập thể

- Sầu riêng 2: một loại quả ở Nam Bộ (danh từ)

-> Chơi chữ bằng từ đồng âm và trái nghĩa:

2. Kết quả:SGK – T165

Các lối chơi chữ thường gặp:

- Dùng từ ngữ đồng âm.

- Dùng lối nói trại âm (gần âm)

- Dùng cách điệp âm.

- Dùng lối nói lái.

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

III. Luỵên tập:

1. Bài tập 1:

- Các từ ngữ để chơi chữ: là các từ ngữ chỉ các loài rắn:

+ Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo,Trâu Lỗ, hổ mang.

-> Vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ

theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau.

2. Bài tập 2:

- Chơi chữ dựa vào cách dùng các từ gần nghĩa (cùng trường nghĩa)

+ Thịt: Mỡ, dò (giò) nem, chả

+ Nứa: Tre, trúc, hóp.

* Bài tập 4: Phân tích lối chơi chữ trong bài thơ của Bác Hồ:

- gói cam (1) - Cam lai (2)

- Dùng từ đồng âm:

+ Cam 1 (DT) -> một loại quả

+ Cam 2 (TT) -> chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp.

-> Hết khổ cực đến sung sướng.

* Bài tập 5: Phân tích nghệ thuật chơi chữ trong các ngữ cảnh sau:

a- Da trắng vỗ bì bạch

- Da trắng đồng nghĩa với bì bạch

- Bì bạch còn là từ tượng thanh -> vế đối chơi chữ lắt léo, lợi dụng sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa ngữ nghĩa và âm thanh của từ.

c- Cóc chết để nhái mồ côi

Chẫu ngồi chẫu khóc:Chàng ơi là chàng!

- Cùng trường nghĩa:Cóc, nhái, chẫu chàng.

- Từ nhiều nghĩa: chàng.

+ Chàng 1: Con chẫu chàng.

+ Chàng 3: Đại từ -> người con trai

- Tách từ: Chẫu chàng: chẫu…chàng…

4. Củng cố và vận dụng:

CH: Thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi chữ là gì?

CH: Kể tên các lối chơi chữ thường gặp? Lấy ví dụ minh hoạ? - Kĩ thuật hỏi chuyên gia

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại nội dungbài, học thuộc lòng phần ghi nhớ?

- Hoàn thành bài tập 3 SGK,chuẩn bị bài: Làm thơ lục bát.