Giáo án Ngữ văn 7 Bài Ôn tập tiếng Việt mới

Ngày  soạn:

Ngày dạy:                         

TIẾT 124. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức về câu và dấu câu, củng cố kiến thức tu từ ngữ pháp.

2. Kỹ năng:

- Củng cố hoá hệ thống kiến thức, thực hiện các dạng bài tập TV.

3.Thái độ:

 - Có ý thức học tập bộ môn, yêu thích môn học.   

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH­1: Nêu những công dụng của dấu  gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?

CH2:HS lên bảng làm  bài tập 3 trang T 131?

3. Bài mới:

   - Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 7, bao gồm các kiểu câu, trạng ngữ, chuyển đổi câu, các phép tu từ và dấu câu.  

           HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS ôn tập các kiểu câu

- GV hướng dẫn HS kẻ sơ đồ SGK vào vở?

?Nêu công dụng của các câu theo mục đích nói?

? Nêu dấu hiệu để nhận biết (đặc điểm) các câu phân loại theo mục đích nói?

? Nêu những kiến thức cơ bản về câu đơn bình thường và câu đơn  đặc  biệt?

HĐ2.HDHS ôn tập các dấu câu

? Công dụng của dấu chấm?

? Công dụng của dấu phẩy? 

? Công dụng của dấu chấm phẩy? 

? Công dụng của dấu chấm lửng?

? Công dụng của dấu gạch ngang

I. Các kiểu câu đơn

- Câu phân loại theo mục đích nói:

+ Câu nghi vấn

+ Câu trần thuật

+ Câu cầu khiến

+ Câu cảm thán

- Câu phân loại theo cấu tạo:

+ Câu bình thường

+ Câu đặc biệt

1) Phân loại câu theo mục đích nói:

a) Công dụng:

+ Câu nghi vấn: Dùng để hỏi

+ Câu trần thuật: Dùng để nêu ra một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn  đúng  hay sai

+ Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu…. người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.

+ Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp , hay dùng để gọi đáp

b) Dấu hiệu để nhận biết:

- Câu nghi vấn:

+ Chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, bao giờ, ở đâu)

+ Dùng giọng điệu hỏi, đặt câu hỏi cuối câu

- Câu cầu khiến:

+ Dùng từ  cầu khiến ở cuối câu: thôi, lên, đi

+ Dùng phụ từ cầu khiến: hãy, đứng, chớ

+ Dùng giọng điệu cầu khiến: có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu

- Câu cảm thán

+ Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: ối, ái, ôi, trời ơi, eo ơi!

+ Dùng giọng điệu phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quà, biết bao, thay…

- Câu trần thuật:    

2. Câu phân loại theo cấu tạo:  

Câu đơn bình thường

 - Cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

- Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến

Câu đơn đặc biệt

- Không cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

- Dùng để nêu thời gian, nơi chốn; liệt  kê sự việc, hiện tượng, bày tỏ cảm xúc; gọi đáp.

II. Dấu câu

Nội dung ôn tập

Kiến thức cần nhớ

Dấu chấm

- Đặt ở cuối câu trần thuật (có khi đặt ở câu cầu khiến)

Dấu phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

+ Giữa CN – VN với các thành phần phụ của câu

+ Giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu.

+ Giữa một từ,  một cụm từ với bộ phận chú thích của nó câu, giữa các vế của một câu ghép.

Dấu chấm phẩy

- Đánh dấu ranh  giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo

phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép

liệt kê có cấu tạo phức tạp.

Dấu chấm lửng

- Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, sự việc…

- Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.

- Làm giãn câu văn ở chỗ biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất

hiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước

Dấu gạch ngang

- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích ở trong câu

- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật.

- Đánh dấu các bộ phận liệt kê

- Nối các từ trong một liên danh

4 . Củng cố, luyện tập

- Nhấn mạnh nội dung ôn tập.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn kiến thức ôn tập (trong phần tiếp theo)

- Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo (sưu tầm một số văn bản báo cáo)