Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 65.LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Phát hiện các lỗi sai về âm, chính tả, sắc thái ý nghĩa, từ đó biết sử dụng từ đúng.
2.Kỹ năng:
- Sử dụng từ chính xác.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức, giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H : Tìm 10 thành ngữ có sử dụng phép trái nghĩa , 5 thành ngữ có sử dụng phép so sánh? Tìm một bài ca dao có sử dụng phép chơi chữ?
3. Bài mới:
Để giao tiếp tự tin trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ và luyện tập sử dụng từ.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu vai trò của vốn từ trong giao tiếp: H: Em hiểu như thế nào về từ? Muốn diễn đạt dễ dàng và hay cần có vốn từ như thế nào? HĐ2. HDHS phân loại từ: ? Từ được phân loại như thế nào? - GV đọcyêu cầu BT 1 - HS làm việc độc lập theo bảng mẫu vào vở BT - GV giúp HSnhững từ mà HS còn thắc mắc, chưa hiểu rõ. HĐ3. HDHS luyện tập: - GV đọc yêu cầu BT 2 - GV cho HS thực hiện theo nhóm - Mỗi nhóm nhỏ (1 bàn) cần chỉ ra những lỗi cơ bản của thành viên trong nhóm mình mắc phải và cùng nhau sửa chữa - GV theo dõi chung và giải thích những từ thắc mắc của HS trong quá trình thảo luận - GV chốt lại những lỗi mà nhiều nhóm mắc phải và nêu cách sửa chữa - Chữa lại những từ sau cho đúng? Cho biết nguyên nhân dùng sai. |
I. Vai trò của vốn từ trong giao tiếp - Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, phải có vốn từ phong phú để chọn những từ chính xác và hay nhất. II. Phân loại từ: - Từ loại: DT, ĐT, TT, số từ, đại từ, phó từ, lượng từ,chỉ từ, quan hệ từ. - Cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ ghép – từ láy). - Về nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ vay mượn (Hán Việt) - Về quan hệ so sánh ý nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp ngữ, chơi chữ. III. Luỵên tập. 1. Bài tập 1: Nội dung cần sửa (nếu sai) + âm, chính tả + Về nghĩa + Về cấu trúc ngữ pháp + Về sắc thái biểu cảm 2. Bài tập 2 - Các nội dung cần sửa nhưBT1. VD: a. Hồi phục, khôi phục, khuất phục, khắc phục, phục chế. b. Lỗi đạo, lãnh đạo, độc đạo, đạo đức, đạo tặc, đạo lý, đạo nghĩa... 3.Bài tập 3 - Cho các từ sau” lẵng lơ, truy nả” - Chữa” lẳng lơ, truy nã”-> sai chính tả(không phân biệt được thanh(? ) và thanh ngã. |
4. Củng cố , luyện tập:
- GV chốt lại những yêu cầu khi sử dụng từ Tiếng Việt.
- Hậu quả của việc dùng từ sai
5. Hướng dẫn về nhà:
-Tiếp tục xem lại các bài của mình kỹ và tự sửa.
- Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài biểu cảm sau: Mùa thu- mùa tựu trường( Chú ý sử dụng từ đúng chuẩn mực)