Giáo án Ngữ văn 7 Bài Từ Hán Việt mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 19.TỪ HÁN VIỆT

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán - Việt.

2.Kĩ năng:

- Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.

3.Thái độ:

-Trân trọng và giữ gìn vốn từ Hán Việt.

- Tích hợp giáo dục môi trường.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, SGK, SGV,Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Thế nào là đại từ? Đại từ có mấy loại? Là những loại nào? Cho ví dụ?

- Bài tập 4 SGK trong bài Đại từ.

3.Bài mới:

Phân loại từ theo nguồn gốc: Từ mượn và từ thuần Việt, Từ mượn gồm có hai nhóm:Mượn tiếng Hán(Từ Hán Việt),Từ gốc Hán; và mượn ngôn ngữ khác.Vậy từ Hán Việt có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:

- Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi.

H: Các tiếng nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là gì?

- Tiếng nào có thể dùng độc lập? Tiếng nào không thể?

H: Theo em các tiếng quốc, sơn, hà

có thể dùng để làm gì?

H:Tiếng thiên trong từ “thiên thư” có nghĩa là gì?

H: Tiếng “thiên” trong từ Hán sau có nghĩa là gì?

+ Thiên nhiên kỉ, thiên lí mã

+ Từ bài tập trên hãy cho biết:

+ Thế nào là từ Hán – Việt?

+ Cách sử dụng yếu tố Hán – Việt?

+ Thiên đô về T. Long

+Và nghĩa khác nhau của từ Hán Việt?

HĐ2. HDHS tìm hiểu từ ghép H-V

H:Các từ “sơn hà”, “xâm phạm”(trong bài NQSH) giang san (trong Tụng giá...sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?

H:Các từ “ái quốc”, “thủ môn”,“chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì?

H: Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì?

H: Dựa vào kết quả trên, em hãy so sánh vị trí của 2 yếu tố chính phụ trong từ ghépTiếng Việt và từ ghép Hán – Việt.

H:Từ kết quả trong bài tập trên hãy cho biết từ ghép Hán – Việt có mấy loại chính: là những loại nào?

HĐ3. HDHS luyện tập:

+ Mỗi bàn phân biệt của 1 nhóm từ đồng âm khác nghĩa

- GV đọc câu hỏi HS thực hiện vào vở BT.

- 2 HS lên bảng

I. Đơn vi cấu tạo từ Hán -Việt

1. Bài tập:

- Giải nghĩa các yếu tố:

+ Nam: phương Nam

+ Quốc: nước

+ Sơn: núi

+ Hà: sông

- Cách dùng các yếu tố:

+ Nam: Có thể dùng độc lập

VD: Miền Nam, phía Nam (gió) nồm nam

+ Quốc, sơn, hà: không dùng độc lập được

VD: Không thể nói:

Yêu quốc -> phải nói: Yêu nước Leo sơn -> phải nói: Leo núi Lội hà -> phải nói: Lội sông

- Chỉ làm yếu tố tạo từ ghép.

VD: Quốc kì, giang sơn, sơn hà...

+ Thiên thư -> thiên: trời

+ Thiên nhiên kỉ -> thiên: nghìn

+ Thiên lí mã -> thiên: nghìn

+ Thiên đô về TLong -> thiên: dời

2. Kếtluận:

*Ghi nhớ: SGK T69.

II. Từ ghép Hán – Việt

1. Bài tập

- Sơn hà, xâm phạm, giang san -> từ ghép đẳng lập

- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng là từ ghép chính phụ. Trong đó yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

- Thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ.

-> Trong đó yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

=> Trong Tiếng Việt vị trí của từ ghép chính phụ: chính – phụ.

- Trong Hán Việt vị trí của từ ghép chính phụ:chính - phụ hoặc phụ - chính.

2. Kết luận.

*Ghi nhớ 2: SGK /T 70

III. Luyện tập

1. Bài 1:

- Hoa1: (hoa qủa, hương hoa): Chỉ sự vật (cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín)

Hoa 2: (Hoa mĩ, hoa lệ): Phồn hoa, bóng bẩy


Phi 1: bay

Phi 2: trái với lẽ phải, trái phápluật(phi nghĩa,phi pháp...)

Phi 3: vợ thứ của vua, thường xếp dưới hoàng hậu(phi tần, quý phi...)


Tham 1: ham muốn(tham quan

Tham2: dự vào, tham dự vào

VD: tham gia...


Gia 1: nhà (gia đình, gia tộc...)

Gia 2: thêm vào (gia vị...)

2. Bài 3:

a. Tìm các từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: VD: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả.

b. Tìm từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tânbinh, hậu đãi

4. Củng cố, luyện tập:

H: Nhận xétvề giá trị cấu tạo từ Hán – Việt?

H: Có mấy loại từ ghép Hán – Việt? Là những loại từ nào?

5.HDVN:

- Ôn luyện lý thuyết, hoàn thiện bài tập 2,4

- Sưu tầm các văn bản được viết bằng chữ Hán.

- Chỉ ra yếu tố Hán – Việt. Lưu ý phần dịch nghĩa

- Chuẩnbị bài: Từ Hán – Việt (tiếp)