Giáo án Ngữ văn 7 Bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 75.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sơ lược thế nào là văn nghị luận và nhu cầu của văn nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung củavăn bản nghị luận.

2. Kỹ năng:

- Phân tíchvăn bản nghị luận và xác định văn bản nghị luận

3.Thái độ:

- Có ý thức học tập bộ môn, tìm hiểu bản chất của văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Đọc thuộc các câu tục ngữ.Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu tục ngữđã học?

3 Bài mới:

- GV giới thiệu về văn nghị luận một kiểu văn bản trọng tâm của chương trình Ngữ văn THCS.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HD HS tìm hiểu nhu cầu nghị luận:

- GV gọi HS đọc câu hỏi SGK phần 1a

? Em hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự?

+ Vì sao thích đọc sách?

+ Vì sao thích xem ti vi..?

? Gặp các vấn đề và câu hỏi đó, em trả lời bằng cách nào? Tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Giải thích vì sao?

b, Trả lời các câu hỏi trên không thể bằng tự sự, miêu tả hay biểu cảm vì:

- Kể chuyện, miêu tả không thích hợp với câu hỏi.

- Văn biểu cảm chỉ giúp ích phần nào.

-> Chỉ trả lời bằng văn nghị luận vì:

+Tự sự thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể, hình ảnh vẫn chưa mang tính khái quát, chưa có khả năng thuyết phục nguời nghe làmcho họ thấu tình đạt lý.

+ Miêu tả: Dựng chân dung, người, cảnh, sự vật, sự việc…

+ Biểu cảm, đánh giá: Có dùng lý lẽ, lập luận nhưng chủ yếu là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng mang tính chủ quan, cảm tính nên không có khả năng giải quyết các vấn đề trên.

? Để trả lời những câu hỏi như thế hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? ? Kể tên một vài kiểuvăn bản mà em biết?

GV: nói về:

- Xã luận (báo Nhân dân)

- Bình luận ( Thời sự - Đài THVN)

- Phê bình văn học (báo Văn nghệ...)

* GV gọi HS đọc văn bản trong SGK.

? Bác Hồ viết bài này nhằmmục đích gì?

? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào?

? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm?

? Câuluận điểm có đặc điểm gì?Thể hiện quan điểm tư tưởng của tác giả.

? Để có ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệtkê các lí lẽ đó?

? Vậy những câu văn như thế nào thì đượcgọi là luận điểm?

? Cách tìm ra luận điểm của văn bản nghị luận:

=> Thế nào là văn bản nghị luận

? Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận cần đạt được những yêu cầu gì?

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ

I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận:

a, Câu hỏi:

- Vì sao em đi học?

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Theo em, thế nào là sống đẹp?

- Hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?

- Những câu hỏi trên rất hay.Nó cũng chính là những vấn đề đc đặt ra trong cuộc sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm, phải tìm cách giải quyết.

- Trả lờibằng cách dùng lí lẽ, khái niệm có sức thuyết phục ® Nghị luận.

- Văn bản nghị luận:

+Bình luận thể thao, các bài xã hội, bài phát biểu ý kiến…

+ Các mục nghiên cứu, phê bình ...

2. Thế nào làvăn bản nghị luận:

a. Bài tập: Văn bản: Chống nạn thất học

- Mục đích:Chống nạn thất học trong người dân

- Ý kiến:

+ Thực dân Pháp tiến hành ngu dân, để cai trị dân ta.

+ Cần phải xoá nạn thất học, xoá mù chữ

+ Những cách chống nạn thất học

- Luận điểm của Bác Hồ nêu ra:

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt phải biết quyền lợi quốc ngữ.….viết chữ

® Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.

- Lí lẽ:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám.

+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

-> Luận điểm: Mang quan điểm của tác giả

-> Câu có luận điểm: Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.

-> Trả lời câu hỏi:Văn bản nói cái gì?

b. Kết luận:

- Các dạng của văn nghị luận: ý kiến trong các cuộc họp, xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí, ti vi.

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó.

- Phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Những tư tưởng, quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

* Ghi nhớ: SGK trang 9

4. Củng cố và vận dung:

- Thế nào làvăn bản nghị luận?

- Vai trò của văn bản nghị luận trong cuộc sống?

5. Hướng dẫnvề nhà:

- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần Ghi nhớ.

- Đọc các bài nghị luận trên báo.

- Nghe các bài bình luận trên ti vi (Thể thao, Sự kiện - bình luận, Tiêu điểm)

- Tập viết văn nghị luận.

- Chuẩn bị trước bài luyện tập.