Giáo án Ngữ văn 7 Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 85.SỰ GIÀU ĐẸP CỦATIẾNG VIỆT

(Đặng Thai Mai)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sứcthuyết phục của Đặng ThaiMai.

-Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghịluậncủabài văn.

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận hình thành kỹnăng viết văn bản nghị luận.

3.Thái độ:

- Có thức thức trân trọng, giữa gìn và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

CH:1 Để chứng minh vấn đề “Tinh thầnyêunước của nhân dânta” Hồ Chí Minh đã thựchiện cách lập luận như thế nào?Tác dụng của cách lập luận đó?

CH2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…tronghòm” như thế nào?Em cónhận xét gì về cách so sánh ấy?

3. Bài mới:

Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ,nhưng dân tộc ta vẫn giữ đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần bảo vệ và phát huy. Bàu học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của TV qua bài viết của tác giả Đặng Thai Mai.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên nêu yêu cầu đọc:

- Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọctiếp, giáoviên nhận xét.

CH: Dựa vào phần chú thích, nêu vài nét tiêu biểu về tác giả?

- GV củng cố và cho HS xem ảnh chân dung Đặng Thai Mai.

H: Nêu xuất xứ củavăn bản này?

- Giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh.

HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:

- CH: Xác địnhkiểu văn bản?

CH: Luận đề của văn bản?

CH:Xác định bố cụccủa văn bản?

CH: Câu hỏi 1,2 trong đoạn nóilên điềugì?

CH:Câu văn nào nêu lên luận đề chính của văn bản?

CH: Luận đề ấy gồm mấy luận điểm?

CH:Những câu tiếp theo có tác dụng gì?cách viết như thế nào?

CH: Tác giả mở rộng ý văn ở những phương diện nào?

- Giáo viên giải thêm về cách mở rộng ý văn

CH:Em có nhận xét gìvề cách nêu vấn đề trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của văn bản?

- Giáo viên gọihọc sinh đọc từ đầuđoạn 2 ® chất nhạc.

CH:Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì? Và sắp xếp cácchứng cứ ấy như thếnào?

GV:

- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú

+ 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê

+ 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô

+ Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, tr, ch, ng (ngh)…

- Giàu thanh điệu:

+ 2 thanh bằng: (-, o)

+ 4 thanh trắc: (?, ~, ', .)

CH:Em có nhậnxét gì về cáchtác giả nêura dẫn chứng về cách nhận định củangười nước ngoài về Tiếng Việt? Sao không phải là nhận địnhcủangười Việt Nam.?

Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại

CH: Tác giả giảithích chứngminh luẩn điểmnhư thế nào?

CH: Tác giả đã kếtthúc vấn đề như thế nào?

CH:Nêugiá trị nội dung vànghệthuậttiêubiểu củavăn bản?

Học sinh trả lời:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mụcghinhớ.

=>Giáo viên chốt theo nộidung ghi nhớ.

HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:

1.Đọc: Rõ ràng, mạnh lạc, chú ý nhấn mạnh các câu mở đầu, kết luận.

2. Chú thích

a.Tác giả: Đặng Thai Mai : 1902-1948.

- Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân- HuyệnThanh Chương – TỉnhNghệ An.

- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng của ViệtNam.

- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

b.Tác phẩm:

- Đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

c.Từ khó: SGK

II.Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.

- Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

2.Bố cục:

a. Mở bài:Người Vịêt Nam... các thời kỳ lịch sử: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo..

b.Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ: chứng minh luận điểm.

c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức sống của tiếng Việt.

3.Phân tích:

a. Đoạn 1: Nêu vấn đề:

- Câu 1,2mang tính chất gợi dẫn vàovấn đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu hỏi.

® Nhữnglí do đầyđủ vàvững chắc ấy là gì?

® Vì sao chúng ta lại tự hào và tin tưởng

vào tương lai của tiếng việt.?

Câu3: Giớithiệu trực tiếp vấn đề của bài:

“Tiếng việtcónhững đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

® Chứa 2 luận điểm:Tiếng Việt đẹp

Tiếng Việtrất hay

Câu 4,5:Giải thích thêm , ngắngọn về hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai điệpngữ.

+ Nói thế có nghĩa là nói rằng

+ Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng

® Mở rộng ý văn bằng cái nhìnkhoa học, văn hoá:

- Tiếng Việt cókhảnăng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam.

Þ Cách nêu vấnđề mạch lạc, mẫu mực thể hiện trong cách nhìnnhận vấn đề của Đặng Thai Mai

b. Đoạn 2:Giải quyết vấn đề:Chứng minh luận điểm.

* Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp.

- Thể hiện qua cácmặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

- Về mặt ngữ âm:

+Nhận xét của người nước ngoài: Tiếng việt giàu chấtnhạc.

+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.

+ Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh trắc).

- Về mặt từ ngữ:dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Vềngữpháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng trong cách diễn đạt.

* Tiếng Việt: Một thứ tiếnghay ( giàu).

- Tác giảkết hợpgiải thích và chứng minh.

- Tiếng Việt hay và nó đáp ứng được rấttốt, rất hiệu quả và thoả mãn yêu cầu giao lưu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người trong xã hội.

- Tiếng Việt có khảnăng dồi dào về phần cấutạo từ ngữ và hình thức diễnđạt.

® Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tănglên,tạo ra nhữngtừ mới, nhữngcáchnóimới.

® Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chính xác hơn.

c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề:

- Bằng lờikhẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của Tiếng Việt.

4. Tổng kết:

a, Nội dung: Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện hùng hồn sức sống dân tộc.

b, Nghệ thuật:

- Kết hợpgiải thích + chứng minh + bình luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao quát,sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu quả.

* Ghi nhớ: SGK trang 37

III. Luyện tập:

4.Củng cố, luyện tập:

- Luận điểm cần chứng minhlà gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn?

- Kể chuyện Bác Hồ dùng tiếng Việt

5.Hướng dẫn vềnhà:

-Ôn nộidungbài học.

- Học thuộc nội dungphần ghi nhớ

- Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập