Giáo án Ngữ văn 7 Bài Quan âm Thị Kính mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 117.ĐỌC THÊM: QUAN ÂM THỊ KÍNH

(Trích chèo cổ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

-Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khâu chèo truyền thống.

- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm thị kính” nội dung, ý nghĩa về một số đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn chèo

Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kinh ngôn ngữ hành động, nhân vật…) củađoạntrích lỗi oan hại chồng.

2. Kỹ năng:

- Đọc phân vai, tóm tắt một tác phẩmvăn học dân gian, phân tích tác phẩm chèo.

3.Thái độ:

- Có tấm lòng bao dung,nhân hậu, độ lượng.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc văn bản, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Chỉ ra sự phong phú và đa dạng của ca Huế ở một số mặt cụ thể?

H: Chỉ ra một số đặc điểm của các làn điệu ca Huế? Nguồn gốc của ca Huế?

H: Vì sao thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã?

3.Bài mới:

Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN phát triển rất phong phú và độc đáo: Chèo, Tuồng, Rối nước... Trong đó vở chèo Quan Âm Thị Kính lấy sự tích về Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở chèo cổ tiêu biểu nhất, được phổ biến rộng rãi khắp cả nước. Trong điều kiện hai tiết học chúng ta chỉ có thể tìm hiểu được đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV gọi HS đọc phần tóm tắt vở chèo SGK Trang 111- 112

- GV gọi HS đọc chú thích SGK T 119- 120.

? Nêu những hiểu biết của em về nghệ thuật sân khấu chèo?

CH: Nêumột số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo về nội dung, về nghệ thuật ?

CH:Nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hátmúa của sân khấu chèo có đặc điểmgì?

H: Giáo viên chọn một số học sinh có khả năng diễnđạt tốt, cho các em nhập vaicác nhân vật trong đoạn trích.

- Giáo viên dẫn truyện.

(Trước hết giáo viên hướng dẫn cách đọc)

Hs đọc theo sợ phân vai HS nhận xét.

- Giáo viênnhậnxétcách đọc.

- Giáo viên hướng dẫn Hs tìm hiểu từ khó SGK.

? Đặt câu với một từ tự chọn?

H: Xác định bố cục đoạn trích?

CH: Tríchđoạn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?

CH:Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?

- Xác định vaitrò củanhân vật

? Khung cảnh mở đầu trích đoạn là khung cảnh như thế nào?

? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây thể hiện nàng là người như thế nào?

? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan?Kêu với ai?

Kết quả như thế nào?

H: Em có nhận xét gì về tình thế củaThị Kính trong những lần kêu oan đó?

? Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?

? Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì?

- GV giải thích thêm về tính 2 mặt tích cực và tiêu cực trong lựa chọn của Thị Kính.

+ Tích cực: Thể hiện ước muốn được sống để tỏ rõ đoan chính.

+ Tiêu cực: Cho rằng khổ vì số phận, đó là tâm trạng bất lực, không lối thoát.

? Em có nhận xét gì về nhân vật Thị Kính Trong đoạn trích?

? Kết cục của mỗi oan trên là gì?

? Cho biết những hành động của Sùng bà và nhận xét?

- Về ngôn ngữ ?

H: Về ngôn ngữ vu hãm con dâu?

? Lời lẽ vu hãm theo tính chất như thếnào?

? Em có nhận xét gì về Sùng bà và mối quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính?

? Theo emvì sao Sùng bà lại độc đoán và tàn nhẫn như vậy?

-> Vì Thị Kính không môn đăng hộ đối với gia đình nhà bà ta.

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông, Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?

H: Theo em xung đột kịch cao nhất ở đoạn trích này thể hiện ở chổ nào?

- GV cho HS đọc ghi nhớ

- GV hướng dẫn HS cách làm BT. HS thực hiện ở nhà

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Tóm tắt vở chèo:

“Quan âm Thị Kính”chia làm 3 phần:

+ Phần 1: án giết chồng

+ Phần 2: án hoang thai

+ Phần 3: oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen

2.Một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống

- Khái niệm chèo: Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu, thường được biểu diễn ở sân đình làng.

- Sân khấu chèo nảy sinh và phổ biến ở Bắc Bộ.

* Đặc điểm củasânkhấu chèo:

- Nội dung: Kể chuyện dân gian để giáo dục đạo đức.

+ Cảm thông sâu sắc với những số phận bi kịch của người lao động, đề cao phẩm chất, tài năng của họ đặc biệt là người phụ nữ.

+ Châm biếm, đả kíchmạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phongkiến đương thời.

- Nghệ thuật:

- Là sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.

+ Kịch bản: Truyện cổ tích, truyện Nôm

+ Lời ca, âm nhạc: từ các làn diệu dân Bắc Bộ.

+ Múa dân gian.

+ Hề: từ rừng cười (tiếu lâm) dân gian.

=> Hát + nhạc + múa + diễn tích.

- Sân khấu chèocó tínhchất ước lệ vàcách điệu của sân khấu thể hiện qua:

+ Chèo có một số nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng.

-> Thư sinh: Nho nhã, điềm đạm

-> Nữ chính: Điềm đạm, nết na

-> Nữ lệnh: Lẳng lờ, bạodạn

-> Mụ ác: Tàn nhẫn, độc địa

-> Hề chèo: thể hiện tiếng cười thông minh, hài hước và sâu sắc.

+ Nhânvật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh, giao lưu trực tiếp với khán giả sau đó mới vào diễn.

+ Nghệ thuật hoá trang: râu, mặt, quần áo.

+ Nghệ thuật hát, múa, nói, cử chỉ của các nhân vật.

+ Đạo cụ thường gặp: cái quạt.

- Kết hợpchặt chẽ cái bi vàcái hài:

+ Thường kết thúc có hậu

+ Cái bi nhiều khi được tô đậm, đặc biệt qua các nhân vật phụ nữ.

+ Những làn diệu buồn thảm: sử râu, ba văn

+ Cái hài: tiếng cười lạc quan của các nhân vật hè chèo.

3.Đọc đoạn trích vàgiải thích từ khó:

a.Đọc theo kiều phân vai

- Người dẫn truyện: giọng chậm rõ, bình thản ( đọc phần trong ngoặc đơn)

- Nhân vật Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi

- Nhân vật Thị Kính: Giọng hiền từ, âu yếm, ân cần ® đau đớn, nghẹn tức thê thảm, rồi buồn bã chấp nhận , có phần bình tĩnh và kìm nén.

- Nhân vật SùngBà: Giọng nanh nọc, độc ác lấn lướt, cólúc quát tháo, có lúcđay nghiến chì chiết, cólúc bắt buộc vu hãm, có lúc hảhê, khoái trá.

- Nhận vậtSùng ông: Lèm bèm vì nghiệnngập,a dua với vợ; tàn nhẫn, thô bạo, đắc ý vìlừa được thônggia.

-Nhân vật Mãng Ông:

+ Hai câu đầu giọngvui mừng, hãnh diện vì congái.

+ Hai câu saungạc nhiên, đaukhổ vàbất lực, cam chịu.

b. Giải thích từ khó:

II. Tìm hiểu đoạn trích:

1.Thể loại: Chèo truyền thống.

2. Vị trí: Nằm ở nửa saucủa phần 1

3. Bố cục:

a. CảnhThị Kính cắt râu cho chồng

b. Cảnh vợ chồng Sùng ôn,g Sùng bà vạ oán cho condâu.

c. Cảnh ThịKính quyết định đi ta.

a. Các nhân vật trongtríchđoạn:

- Có 5 nhân vật: Thiên Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông.

- Tất cảnhững nhân vật đều thamgia vào quá trình tạo xung đột. Nhưng cơ bản trong đoạn trích là Thị Kính và Sùng Bà.

+ Thị Kính ( vai nữchính) đạidiện cho người phụ nữ lao động nghèo, ngườidân thường.

+ Sùng Bà ( mụ ác) đạidiện cho tầnglớp địa chủ giàu có ở nông thôn.

+ Sùng Ông, Mãng Ông ( vai lão) tính cáchkhác nhau

+ Thiện Sĩ :vai thư sinh nhưng nhu nhược đớn hèn.

b. Nhân vật Thị Kính:

b1: Trong khung cảnh đầu đoạn trích

- Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, chồng đọc sách, vợ khâu áo quạt cho chồng.

- Thị Kính nổi lên là hình ảnhngười vợthương chồng với những cử chỉ ân cần, dịu dàng.. Tấm lòng tự nhiên, chân thật.

Lo lắng cho sợi râu mọc ngược ( điều xấu trênmặt chồng).

b2; Những lần Thị Kính kêuoan

- Trongvởkịch (trích) 5 lần Thị Kính kêu oan

+Lần 1,2,3 Kêu oan với mẹ chồng

Kếtquả: Càng bị vụ thêm tội, bị sỉ vả, bị thờ ơ, bị đẩy ngã ® Bà Sùng tàn nhẫn.

+ Lần 4: Kêu oan với chồng nàng nhận đc Sự thờ ơ lạnh lùng vô cảm.

+ lần 5: Kêu oan với chađẻ: nhận được sự cảm thông nhưng đau đơn và bất lực.

®Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đìnhnhà chồng, người phụ nữ- người con dâu – người vợ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc.

Þ Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫn

b3:Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà.

- Cử chỉ, hành động của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:

+ Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa rồi dừng, lại than thở, quay vào nhà nhìn từ cái chỉ đến sách, thùng thêu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

+ Điệu sử rầu, nói thảm của T. Kính là những bộc bạch (của Thị Kính) đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời.

Thương ôi! Bâýlâu cầm sách...

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi

.....

Þ Hình ảnh con người bơ vơ, đang đối cảnh trước những hồi ức (Hạnh phúc, hoà hợp - Đau khổ, chia lìa), những nỗi đau trước bước ngoặt cuộc đời, lựa chọn giằng xé: Đi đâu? Về đâu?

- Thị Kính chọn con đường “trá hình nam tử bước đi tu hành” là con đường, cửa thoát trong lúc đau khổ và bất lực (con đường này có 2 mặt vừa tích cực, vừa tiêu cực)

- Hành động của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở trách số phận mịt mù và dừng lại ở mức ước muốn nhật nguyệt sáng soi. Đó là hành động vừa thụ động vừa yếu ớt mơ hồ. Nàng chịu khuất phục trước hoàn cảnh chứ không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh.

=> Thị Kính là người phụ nữ, người vợ, người con dâu đức hạnh nhưng đã bị XHPK xô đẩy từ khổ đau nọ đến khổ đau kia.

C. Nhân vật Sùng bà:

- Hành động: Giúi đầu Thị Kính xuống ® bắt TK ngửa mặt lên ® giúi tay, đẩy TK ngã xuống.

-> Thô bạo, tàn nhẫn.

- Ngôn ngữ

+ Nói về nhà mình: Giống nhà bà đây giống phượng giống công -> nhà bà đây caomôn lệnh tộc -> trứng rồng lại nở ra rồng.

- Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.

+ Ngôn ngữ nói về nhà Thị Kính: Tuồng bay mèo mả, gà đồng lẳng lơ -> liu điu lại nở ra dòng lịu địu ->con nhà cua ốc -> đồng nát thì về cầu Nôm

- Coi thường, rè bỉu, khinh bỉ.

+ Ngôn ngữ vu hãm con dâu:

Mặt sứa gan lin -> lẳng lơ, bây giờ mới lộ cái mặt ra -> câm đi-> cả gan say hoa đắm nguỵêt, trên dâu dưới bộc hệ hò-> Dụng tình bất đắc-> chém bổ… gái say trai lập chí giết chồng -> mắt gái trơ nhưmắt thớt -> ngựa bất kham……..

- Lời lẽ vu hãm ngày càng tăng tiến, lần lượt, thắt buộc, độc địa,xỉ vả.

Þ Sùng bà là một người mẹ chồng rất độc đoán và tàn ác. Lời lẽ của mụ đều là sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo, đẳng cấp thấp cao.

Qua lời lẽ ta thấy mối quan hệ giữa mụ và Thị Kính vượt khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, đó là quan hệ giai cấp – quan hệ giàu nghèo.

d.Thủ đoạn Sùng Ông, Sùng Bà - Xung đột kịch trong trích đoạn:

- Sùng ông, Sùng bà còn dựng lên một vở kịch tàn ác-> Lừa Mãng ông sang ăncữ cháu nhưng thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về.

-> Làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề.

- Sùng ông thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu: cúi ngãMãng ông rồi bỏ vào nhà;

-> Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất: Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: Oan ức bị chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ, cha bị nhà chồng khinh bỉ, hành hạ.

4. Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK

4.Củng cố luyện tập:

- Giáo viên gọi một Hs tóm tắt vở chèo và tóm tắt đoạn trích.

- Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong đoạn trích?

- Khái quát một số đặc điểm của nghệ thuật sân khấu chèo.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, tóm tắt cả vở chèo vàđoạn trích

- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Làm bài tập phần luyện tập

- Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.